Trích lời tựa của Lý Nhuệ cho cuốn sách “Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng” củaTôn Phượng Minh

Trích lời tựa của Lý Nhuệ cho cuốn sách “Những câu chuyện của Triệu Tử Dương
khi bị giam lỏng” củaTôn Phượng Minh

------------------
Nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện Thiên An Môn, mình copy 1 trích đoạn của cuốn sách để mọi người hiểu được bối cảnh chính trị TQ khi diễn ra sự kiện.

Theo mình, vụ biểu tình này nổ ra 1 phần lớn là do 2 vị TBT đảng CS TQ là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là những người có tư tưởng cải cách. Chính vì thế các SV đã tin tưởng vào họ mà chủ quan, cho là chính quyền sẽ không đàn áp. Họ không ngờ phái bảo thủ (tả phái), đứng đầu là Đặng Tiểu Bình, vẫn có quyền lực rất mạnh. Vì thế mà bạo lực đã xảy ra.

DQC

Sách download từ FB Nguyễn Quang A

--------------

Trong những người từng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của Đảng, Triệu Tử Dương là một người hiếm có. Ông vừa tiếp thu những bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng và vừa có thể tiếp thu một số mặt tốt của phương
Tây, tôn trọng qui luật phổ biến của sự phát triển xã hội loài người, cố hết sức để đưa Trung Quốc đi con đường đúng đắn.

Ông chủ trương, không những Trung Quốc phải phát triển kinh tế mà còn phải xây dựng dân chủ và pháp trị, chính vì vậy đã nảy sinh bất đồng với Đặng Tiểu Bình.

Mấu chốt của bất đồng này rốt cuộc là cải cách Trung Quốc có bao gồm vấn đề cải cách chính trị hay không. Đặng Tiểu Bình chỉ tán thành cải cách kinh tế, không cho phép cải cách chính trị, chủ trương thực hiện kinh tế thị trường dưới tiền đề nhấn mạnh đến
sự khống chế toàn diện xã hội của Đảng.

Kết quả dẫn đến nền kinh tế thị trường hủ bại mọc lên như nấm, có thể nói đó là chủ nghĩa tư bản quyền quí buông thả, mà trong đó đầy rẫy những hiện tượng giao dịch quyền và tiền, những hiện tượng bất công trong xã hội, đồng thời cũng vì đó mà làm gay gắt hơn các mâu thuẫn xã hội, như mâu thuẫn giữa cán bộ và quần chúng, giữa
giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn v.v...Đến nay, những mâu thuẫn xã hội này vẫn đang phát triển, có khả năng thai nghén thành những khủng hoảng xã hội.

Triệu Tử Dương chủ trương không những phải cải cách thể chế kinh tế, mà còn phải cải cách thể chế chính trị, nhất định phải đi theo con đường kết hợp giữa kinh tế thị trường với dân chủ pháp trị.

Ông quyết tâm thay đổi thể chế chỉ cần một người nói là xong của Đảng này, ra sức chủ trương mở rộng dân chủ trong Đảng, biến nguyên tắc chế độ tập trung thành nguyên tắc chế độ dân chủ. Ông từng đề nghị trong ban lãnh đạo hạt nhân ở Trung ương không lập chức vụ Tổng Bí thư, áp dụng phương thức luân lưu đứng đầu trong Thường vụ Trung ương, nhằm ngăn chặn chuyên quyền cá nhân.

Ông còn quyết tâm thay đổi tình trạng Đảng lũng đoạn, độc quyền tất cả (bao gồm lũng đoạn mọi quyền lợi của người dân) tại quốc gia này, ra sức mở rộng dân chủ xã hội, thay đổi Nhà nước một Đảng chuyên chính thành
Nhà nước dân chủ pháp trị. Ông chủ trương phải thực hiện công khai nhiệm vụ của Đảng, công khai nhiệm vụ của chính quyền, công khai tài chính; trực tiếp bầu cử cán bộ lãnh đạo các cấp ở thôn, xã, huyện, thành phố, giảm tuyển cử cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và trên cấp tỉnh; thực hiện phân chia tách bạch Đảng và chính quyền. Các Bộ, Uỷ ban thuộc Quốc vụ viện không thành lập các Ban cán sự Đảng; Đảng ủy không thành lập những ban ngành trùng lặp; đồng thời bảo đảm quyền lợi công dân, thực hiện công nhân tự trị, thôn dân tựtrị, cho mọi người tự do ngôn luận.

Tử Dương còn tích cực chống “phái tả”. Năm 1983, ông và Hồ Diệu Bang đã cùng nhau ngăn chặn màn kịch “Quét sạch ô nhiễm tinh thần” của một số người như Đặng Lực Quần và Hồ Kiều Mộc, khiến hoạt động trở lại của phái tả này chỉ diễn ra trong 28 ngày đã tắt ngấm.

Năm 1987, Hồ Diệu Bang bị ép phải từ chức, phái tả một lần nữa phản công, bùng lên làn sóng điên cuồng “phản đối tự do hóa của giai cấp tư sản”. Triệu Tử Dương đã kịp thời phát biểu bài nói chuyện “ngày 13 tháng 5” kiên quyết ngăn chặn sự lan tràn của làn sóng điên cuồng đó, lập tức giải tán luôn
“ngôi chùa phái tả” của Đặng Lực Quần tức là “Tổ nghiên cứu của Ban Bí thư TW” và đổi tên Tạp chí “Hồng Kỳ” thành tạp chí “Cầu Thị”.

Năm 1989, Hồ Diệu Bang qua đời, nổi lên phong trào học sinh sinh viên. Tử Dương đã kiên trì xử lý sự việc nảy sinh bất ngờ này trên cơ sở dân chủ và pháp trị, chủ trương đối thoại hòa bình, phản đối thiết quân luật, không lo vì chuyện này mà mất chức và mất tự do, chịu giam lỏng lâu dài không thời
hạn, cho tận đến lúc qua đời.

Trong lịch sử của Đảng, liên tục xuất hiện Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, cả hai đảm nhiệm chức Tổng Bí thư, là một may mắn không dễ có.

Có người nói, người trước là “lương tâm” của Đảng, người sau là “bộ não” của Đảng.

Hai vị Tổng Bí thư đều tích cực thúc đẩy sự nghiệp cải cách, hơn nữa đều chủ trương cải cách kinh tế phải đồng bộ với cải cách chính trị. Do vậy, trong vấn đề này đã vượt qua Đặng Tiểu Bình, cũng bởi vậy mà đã khiến Đặng Tiểu Bình tức giận, dẫn tới bi kịch lịch sử.

Nhưng hai vị Tổng Bí thư này cũng có chút khác nhau. Trên con đường dân chủ hóa chính trị, Diệu Bang có bước đi sớm hơn, còn Tử Dương thì đi xa hơn, cứ như là để làm giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng thì phải hủy bỏ Ban Cán sự Đảng tại cơ quan nhà nước. Về kết cục chính trị cá nhân, cuối cùng Diệu Bang đã làm kiểm điểm trái với lương tâm, còn Tử Dương thì từ chối
làm kiểm điểm trái với lương tâm, chính vì thế phải trả giá bằng việc mất tự do.

Tôi đã gặp trực tiếp Diệu Bang để hỏi vì sao phải làm cuộc kiểm điểm đó. Ông trả lời: “Tôi còn phải nghĩ tới đất nước này”. Ông lo lắng vì vấn đề của mình mà liên lụy đến người nhà.

Về sau, Tử Dương cũng phải đối mặt với vấn đề mà năm đó Diệu Bang đã phải đối mặt, cũng phải lo nghĩ liệu những quyết định mình đưa ra có liên lụy đến người nhà hay không. Vì thế, ông đã triệu tập cuộc họp gia đình, trưng cầu ý kiến của mọi thành viên trong gia đình. Người nhà đều đồng tình
ủng hộ ông, không hề oán thán và hối hận.
Tử Dương không còn phải trăn trở lo nghĩ, nên đã đưa ra quyết định phản đối giới nghiêm và từ chối kiểm điểm. Quyết định này của ông thật tuyệt vời:

Một là, quyết định vì kiên trì chân lý sẵn sàng hy sinh bản thân. Khi đó, ông đã chuẩn bị cho việc phải ngồi tù.

Hai là, quyết định viết, sửa lại lịch sử đời sống chính trị trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông là vị Tổng Bí thư mất chức đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi dựng nước đã từ chối làm kiểm điểm và cũng là vị Tổng Bí thư mất chức thứ hai của Đảng CS Trung quốc sau Trần Độc Tú từ chối làm kiểm điểm.

Tóm lại, Tử Dương đưa ra những quyết định đó, là vì có trách nhiệm với Đảng, với quốc gia này và với giai đoạn lịch sử này.

Nhận xét