TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG TRONG CÁC CUỘC CHIẾN CỦA VIỆT NAM

Vừa rồi có mấy stt mình cãi nhau với anh em bò đỏ về việc đánh hay hòa, anh em có ný nuộn như thế này "VN ta từng đánh thắng quân Nguyên Mông, quân Thanh...hùng mạnh, vì được lòng dân blah blah. Vì thế nên chả có lý gì mà chúng ta không dám đánh Pháp, đánh Mỹ, vì chỉ cần chúng ta...được lòng dân(!)". Thường anh em Tuyên giáo thường thổi phồng cái gọi là lòng dân, nhưng thổi kiểu đó chả bao giờ có căn cứ gì cụ thể, nhất là thời phong kiến.

Thời phong kiến VN, kể từ khi có lịch sử chính thức, từ thời nhà Đinh đến nhà Nguyễn, VN ta từng trải qua nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm và cả xâm lược, với TQ (gọi chung cho tất cả các triều đại phong kiến), với Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm, Lào (Vạn Tượng). Tuy các nước nói trên có độ văn minh, phát triển kinh tế rất khác nhau, trong đó TQ văn minh nhất, vượt trội hơn hẳn các nước khác. VN thì đánh nhau với các nước này có thua có thắng. Như vậy, thắng thua không quyết định bởi độ văn minh. Lý do là vì tuy độ văn minh khác nhau nhưng công nghệ cho chiến tranh lại chênh lệch không lớn.

Ví dụ điển hình nhất là cuộc chiến giữa Nguyên Mông và Đại Việt 3 lần, Đại Việt toàn thắng. Nước Mông Cổ, xét về độ văn minh là thua nhà Tống và nhiều nước châu Âu, nhưng Mông Cổ vẫn thống trị đa phần châu Á và châu Âu. Sức mạnh chiến đấu của Mông Cổ chủ yếu dựa vào kỹ năng chiến đấu của quân sỹ, mưu mẹo cũng không nghe nói có gì ghê gớm. Mông Cổ chủ yếu thắng nhờ quân đội thiện chiến, sức khỏe và sự man rợ, khả năng vượt trội của kỵ binh Mông Cổ là lý do chính để giành chiến thắng. Quân Mông Cổ không thấy có vũ khí gì vượt trội, vẫn dùng cung tên, giáo mác như quân đội các nước khác.

Vũ khí đặc biệt ở thời xưa trong lịch sử chỉ nghe nói đến máy bắn đá. Sau này, khoảng thế kỷ 15 -16 về sau có thêm thuốc nổ và pháo, súng dạng sơ khai. Trong huyền sử VN thì có nỏ thần, bắn được nhiều mũi tên 1 lúc, khiến cho An Dương Vương giành chiến thắng. Trong lịch sử VN, từ thời nhà Hồ mới bắt đầu manh nha có thuốc nổ nhưng chưa phổ biến, không tạo được sự vượt trội về sức mạnh quân sự. Nhà Hồ vẫn thua quân Minh.

Nhìn chung, trong chiến tranh thời cổ và trung đại, quân đông và sự thiện chiến là lý do cơ bản để giành thắng lợi. Ngoài ra, sự hiểm trở về địa hình, khắc nghiệt về khí hậu cũng là lý do cơ bản để thắng lợi. Trong 3 lần chiến thắng Nguyên Mông thì khí hậu và địa hình là lý do chính khiến Đại Việt thắng. Trong cuộc chiến giữa Tây Sơn và quân Thanh thì sự bất ngờ và quân đội thiện chiến với sự góp mặt của tượng binh và thuốc súng khiến Tây Sơn chiến thắng.

Lòng dân là yếu tố quan trọng nhưng không thể góp phần quyết định, không có nhiều căn cứ lịch sử nói về vai trò của dân thường trong các cuộc chiến của Đại Việt. Thời nhà Trần có các đội gia binh (quân đội địa phương cưỡng bức) tham chiến và có chính sách ngụ binh ư nông nhưng vẫn không được coi là chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân thực sự có lẽ chỉ bắt đầu vào thời CS, có phải do lòng dân hay không thì còn tùy góc nhìn và người dân (không đủ tiêu chuẩn làm lính chiến) thực sự tham chiến bằng chiến tranh quy ước hoặc khủng bố.

Đến thời cận, hiện đại thì tương quan lực lượng đã khác, sức mạnh vũ khí và khoa học công nghệ vượt trội mới là quyết định thắng lợi. Các nước châu Âu xâm chiếm khắp các nước châu Á, Phi, Mỹ chỉ vì sức mạnh của tàu chiến, pháo và súng. Hỏa lực mạnh khiến họ dễ dàng đè bẹp vũ khí cổ điển của các nước thuộc địa.

Kể từ năm 1945, khi chủ nghĩa thực dân sụp đổ, thế giới trở thành lưỡng cực, phe TBCN đứng đầu bởi Mỹ và phe XHCN đứng đầu bởi LX trở nên cân bằng lực lượng, sức mạnh vũ khí không có sự chênh lệch đáng kể nữa. Các cuộc chiến bắt đầu có màu sắc ý thức hệ cho dù có thể dưới cái vỏ giải phóng dân tộc.

Chiến tranh Việt - Pháp giai đoạn 50-54 đã không còn là cuộc chiến giành độc lập thuần túy như giai đoạn 46-49, mà đã trở thành cuộc chiến ý thức hệ. VNDCCH được phe XHCN (chủ yếu là TQ) hỗ trợ vũ khí khí tài, còn Pháp và QGVN được Mỹ hỗ trợ. Lúc này, sức mạnh vũ khí không còn chênh lệch lớn như thời thuộc địa nữa. Lúc Pháp mới chiếm VN thì sự chênh lệch vũ khí giữa VN và Pháp là khoảng 3/10 thì giai đoạn 50-54 có lẽ chỉ còn 7/10. Phía Pháp chỉ hơn VM về vũ khí hạng nặng như không quân, hải quân, còn vũ khí cá nhân và pháo thì có lẽ 9/10. Nếu VM dùng chiến tranh du kích thì cũng vô hiệu hóa được không quân và hải quân, như vậy tương quan vũ khí gần như ngang nhau trong khi VM vượt trội về quân số. Vì thế mà VM có thể đánh thắng Pháp kể từ khi được phe XHCN đứng sau.

Đến giai đoạn chiến tranh Việt - Mỹ thì tương quan vũ khí cũng gần tương tự, vì vũ khí Pháp cũng chính là vũ khí Mỹ, cách đánh của quân CS vẫn không thay đổi, chủ yếu dùng chiến tranh nhân dân, du kích, khủng bố, vì thế nên có thể vô hiệu hóa phần nào vũ khí chiến lược của Mỹ. Xét về vũ khí cá nhân, phe CS còn trội hơn Mỹ và đồng minh. VNDCCH tuy không có không quân nhưng lại có tên lửa đất đối không rất mạnh. Mỹ và VNCH tuy có không quân nhưng lại không có tên lửa đất đối không. Năm 68, quân CS đã có cả xe tăng, không kém gì Mỹ. Quân CS cũng vượt trội phía Mỹ và VNCH về quân số và vũ khí cá nhân. Đặc biệt mà chiến tranh nhân dân, bất chấp các quy tắc chiến tranh, đã rất hiệu quả để tiêu hao sinh lực quân Mỹ và đồng minh, kết hợp với đấu tranh chính trị khiến cho phe CS đã giành chiến thắng trước phe TB.

Tổng kết lại, việc so sánh giữa việc giành thắng lợi trong chiến tranh thời cổ và trung đại trước cường quốc ngoại bang với việc giành thắng lợi trong chiến tranh hiện đại là rất khập khiễng. Có nhiều bạn có ý kiến rất buồn cười khi cho là: "Nếu vua Quang Trung (hay vua Minh Mạng) còn sống thì Đại Việt có thể đánh thắng Pháp". "Ta có thể đánh thắng quân Nguyên Mông thì cũng có thể đánh thắng Pháp vào thế kỷ 19."

Nhận xét