TRÊN XUỐNG HAY DƯỚI LÊN? (phần 2)


Stt trước mình đã viết đến đoạn thể chế mới quyết định về sự phát triển, chứ không phải là dân tộc tính như các tinh bông vẫn hay tổ lái để ru ngủ cần lao. Chứng minh điều này không khó, nhiều bạn cũng đã nói rồi. Chỉ cần so sánh giữa Đông và Tây Đức, Nam và Bắc Triều Tiên, Singapore, Đài Loan, Hongkong, Macao với TQ lục địa. Các vùng lãnh thổ này có cùng dân tộc, nguồn gốc lịch sử khá tương đồng, riêng các nước nói tiếng Hoa thì có sự khác biệt về quy mô dân số và vị trí địa lý. Nhưng điều đó đã nói lên tính quyết định của thể chế. Ngay nước TQ, họ giàu mạnh lên cũng là do thay đổi cách quản lý kinh tế, cũng là thay đổi thể chế, chứ hoàn toàn không phải do dân TQ làm ăn, học hành chăm chỉ, tôn trọng pháp luật mà đất nước giàu lên. VN bây giờ so với thời bao cấp thì cũng vậy, chả phải do dân tự nhiên chăm chỉ cày cuốc mà nên. Nói cách khác, đó là sự thay đổi từ trên xuống.
Tuy vậy, không thể phủ vai trò của người dân với chính quyền, tức là sức ép từ dưới lên. Điều này hoàn toàn khác với việc nhân dân tự giác chăm ngoan, tuân thủ pháp luật, không đái bậy, xả rác, không nghiện hút, không đút lót để chống tham nhũng...Xã hội tự giác như vậy là xã hội không tưởng. Muốn xã hội đi vào nề nếp, quy củ, thượng tôn pháp luật thì chính quyền phải tạo được cơ chế để pháp luật được thượng tôn, phải tạo cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, khuyến khích sáng tạo và khiến cho người dân có động lực làm giàu, tạo nền tảng công bằng xã hội. Chính quyền thối nát, tham nhũng như người mắc bệnh ung thư di căn. Chữa ung thư thì phải phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, chứ làm sao mà nhịn ăn cho tế bào ung thư chết đói để khỏi bệnh được?
Singapore bao gồm 2 dân tộc chiếm đa số là người Hoa và Ấn Độ. Nếu nói về dân tộc tính thì cả 2 loại dân này đều sống khá bừa bãi và bẩn thỉu lôi thôi. Thế nhưng môi trường và xã hội Singapore lại rất quy củ và sạch sẽ, khác hẳn TQ và Ấn Độ. Đó hoàn toàn do pháp luật của Sing nghiêm minh và chặt chẽ hơn ở 2 nước kia, trong mắt 1 số nước phương Tây thì còn có phần tàn bạo như thời trung cổ.
Vậy sức ép dưới lên của dân sẽ thế nào?
Có 1 bạn thắc mắc với mình, là cần gì hiểu về kinh tế chính trị, vĩ mô, mấy cái đó chỉ cần 10 ông cố vấn thủ tướng biết là đủ. Cần lao chỉ cần học mẹo kiếm tiền nhanh là được. Thoạt nhìn thì đúng như thế và chính quyền cũng muốn dân làm đúng như thế thôi. Nhưng mình lại nghĩ khác. Không phủ nhận là không phải ai cũng có thể hiểu được các vấn đề chính trị, kinh tế ở tầm vĩ mô, còn tùy học vấn, nhận thức của mỗi người. Nhưng nếu một quốc gia mà có quá ít người hiểu các vấn đề vĩ mô, tất cả phó mặc cho 1 nhóm người cũng ù ù cạc cạc dẫn đường chỉ lối thì ắt sẽ thành XHCN (xuống hố cả nút), thực tế đã từng có nhiều nước bị như thế rồi. Chính quyền tự trói chân trói tay người dân lại cho ổn định xã hội, nhưng thấy trói thế thì khó làm ăn quá thì lại tự cởi ra để dễ làm việc, thế là thành đổi mới. Dân cũng ngoan ngoãn nghe theo, cũng là vì vừa ngu vừa ngoan, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo tài tình của 2 nhóm người không hơn gì mình.
Nếu các bạn không biết các vấn đề vĩ mô đó thì các bạn cũng chả biết tại sao hôm nay giá xăng lại lên trong khi xăng thế giới không lên. Không biết tại sao cái ô tô ở VN giá lại đắt gấp 3 lần ô tô tương tự bên Mỹ. Không biết tại sao giá khám chữa bệnh ở VN thì rẻ nhưng BS lại hay quên gạc trong bụng bệnh nhân. Không hiểu sao con bạn học trường công lại cứ bị cô giáo ép đi học thêm. Không hiểu sao cứ làm việc với công chức lại phải đút lót. Không hiểu sao lại phải chạy 1 chân giáo viên mầm non lương 3 triệu lại mất 300 triệu mà vẫn đổ xô vào chạy...
Nếu các bạn hiểu được nguyên nhân sâu xa của những vấn nạn có nguyên nhân từ thể chế thì tự các bạn sẽ tạo nên sức ép từ dưới lên thông qua dư luận và nếu dư luận không đủ mạnh để thay đổi thì cách mạng sẽ xảy ra.
Trong lịch sử có 2 loại cách mạng xã hội phổ biến là cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Cách mạng tư sản là do giới tinh hoa lãnh đạo, cần lao vẫn là những kẻ thừa hành phục tùng giới tinh hoa. Cách mạng vô sản là do giai cấp vô sản hoặc trí thức, tiểu tư sản đội lốt vô sản lãnh đạo. Cách mạng tư sản là thuận chiều, vì giới tinh hoa vốn giàu và giỏi lãnh đạo. Cách mạng vô sản là ngược với quy luật vì người dốt lãnh đạo người giỏi! Tùy vào nhận thức của chính người dân mà loại cách mạng xã hội nào sẽ xảy ra và hậu quả ra sao thì mọi người đều đã biết.
Như vậy, trên xuống hay dưới lên đều cần thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu dân trí quá thấp thì tác động trên xuống là chủ yếu và cả quốc gia phụ thuộc vào năng lực của lãnh tụ. Lãnh tụ cùng vây cánh (đảng phái) mà ngu dốt thì lôi cả nước xuống hố. Nếu dân trí cao thì tác động dưới lên sẽ mạnh hơn, cân bằng lại tác động từ trên xuống.

Nhận xét