TRÊN XUỐNG HAY DƯỚI LÊN? (Phần 1)



Gần đây khi luận về giàu nghèo, văn minh trên FB thì thường có 2 luồng tư tưởng. PĐ thì chửi chế độ, "tinh bông" thì chửi cần lao. Gì thì gì, tút của tinh bông thường đông like, share hơn, vì lành hơn, đỡ mang tiếng PĐ, không bị CA bắt, nhưng không phải là đúng hơn. Ví dụ như stt ở ảnh bên dưới và dễ thấy nhất là ở các stt của anh Tư Sang.
Mục đích của tinh bông là muốn ru ngủ cần lao, làm triệt tiêu đấu tranh. Chúng mày nghèo và ngu là do chính chúng mày, đừng có kêu ai. Nên muốn thoát nghèo thì chăm chỉ học hành cày cuốc đi. Dân nào thì quan nấy, vì quan từ dân mà ra, kêu ca đéo gì.
Thời quân chủ chuyên chế trên toàn thế giới, từ thế kỷ 18 về trước, thì thể chế coi như giống nhau. Giàu nghèo là do vua/quan và dân. Giàu hay nghèo thời đó không hoàn toàn là do văn minh, nhiều khi là do giỏi đánh nhau, ăn cướp để làm giàu. Như người Mông Cổ, họ không phải là chủng tộc văn minh mà chỉ thiện chiến. Họ chiến thắng không phải dựa trên công nghệ chiến tranh (vũ khí tối tân, hiện đại) mà do kỹ năng và mưu mẹo trong chiến đấu. Còn TQ, Ấn Độ, Ba Tư, La Mã, Hy Lạp, Ai Cập thì đã từng là cái nôi của văn minh nhân loại với các phát minh sáng chế và cả kỹ năng chiến đấu.
Nhưng tất cả các nước nói trên hiện chỉ có TQ là giàu, nhưng không đồng đều, cũng không phải là văn minh so với các nước phát triển hiện nay, họ kiếm tiền vẫn thiên và lao động chân tay chứ không dựa vào trí tuệ. Còn La Mã (hậu duệ là Italia) và Hy Lạp thì hiện nay cũng không phải là giàu ở châu Âu, còn kém xa các nước láng giềng ở Tây và Bắc Âu, Hy Lạp còn suýt vỡ nợ. Ai Cập và Ấn Độ thì mức độ phát triển chỉ ở mức trung bình. Ba Tư, nay là Iran, Iraq thì tuy có rất nhiều dầu mỏ nhưng cũng bất ổn và không thừa hưởng được truyền thống kinh doanh liên lục địa của các thương gia Ba Tư cổ đại với con đường tơ lụa. Mông Cổ hiện nay là 1 quốc gia rất hiền hòa, thanh bình, không còn dấu vết của 1 đế quốc khổng lồ, hiếu chiến, mạnh nhất thế giới.
Trong khi đó, các nước Nhật và Hàn quốc ngày xưa bị TQ coi là mọi rợ, thì nay đã vượt xa TQ về phát triển và văn minh. Đức, Anh, Pháp ngày xưa bị La Mã, Hy Lạp chiếm nay cũng đã vượt lên. Hongkong, Singapore, Đài Loan tuy đa số vẫn là người TQ nhưng là những lãnh thổ chả có truyền thống lịch sử văn minh, hào hùng gì hết, chỉ từng là những làng chài vớ vẩn, nay đều giàu hơn TQ lục địa rất nhiều. Nước Mỹ cũng gần tương tự, lịch sử mới mấy trăm năm, vẫn giàu mạnh nhất thế giới. Thái Lan trong lịch sử nhìn chung là thua kém VN, đánh nhau hầu như là thua, nay cũng vượt VN độ 20 năm. Ngay ở nước VN, Đàng Trong, Nam Kỳ, miền Nam mới có lịch sử hơn 300 năm, thua kém xa Đàng Ngoài, Đại Việt, miền Bắc về văn minh, truyền thống, nhưng nhìn chung thì bây giờ kinh tế miền Nam vẫn năng động và giàu có hơn miền Bắc. Miền Nam so với miền Bắc thì giống như so Mỹ với Tây Âu.
Như vậy, thuyết lý giải sự văn minh giàu có là do truyền thống, lịch sử quốc gia là sai hoàn toàn. Nếu dựa trên dân tộc thì có đúng, có sai. Gần đúng với nước Mỹ và Tây Âu, đa số là người da trắng hậu duệ của dân La Mã, Hy Lạp, bị ảnh hưởng bởi văn minh La Mã, Hy Lạp. Với Sing, Đài, Hongkong bị ảnh hưởng bởi văn minh TQ. Sai với Nhật, Hàn, họ chỉ bị ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa nhưng không lai tạp nhiều với người Hán, thậm chí bị Hán hóa còn ít hơn người VN. Như vậy, về mặt dân tộc thì VN cũng không đến nỗi tệ lắm, vì cũng được ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa rất nhiều. TQ cổ đại có những phát minh gì thì VN cũng đều được sử dụng và học theo cả. Về truyền thống lạc hậu và kém văn minh cả về quốc gia lẫn dân tộc thì có lẽ chỉ có các nước châu Phi đặc biệt là vùng hạ Sahara.
Vậy nguồn gốc của giàu mạnh và văn minh hiện nay là từ đâu? Giàu hay nghèo thì công và tội đến từ cả thể chế lẫn dân tộc, quyết định là ở thế chế và cá nhân lãnh đạo, đặc biệt với chế độ chuyên chế thì vai trò của lãnh đạo lại càng quyết định. Với thể chế DC thì vai trò của lãnh đạo sẽ mờ nhạt hơn nhưng vai trò của thể chế lại rõ ràng hơn. Sẽ phân tích cụ thể ở stt sau.

Nhận xét