NGUYÊN NHÂN CUỘC CHIẾN VIỆT - PHÁP 1946

Năm nay kỷ niệm 70 năm cuộc chiến Việt - Pháp 1946. Đây là cuộc chiến vô cùng tai hại. Bởi nếu không có nó thì cũng sẽ không có cuộc chiến Việt - Mỹ. Lâu nay đa số người Việt chúng ta chỉ được biết thông tin 1 chiều về nguyên nhân cuộc chiến, đại khái là "Chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Bởi vì chúng muốn cướp nước ta 1 lần nữa". Thực tế thì bên nào nhân nhượng và bên nào lấn tới? Muốn đánh giá được thì phải có thông tin từ cả 2 phía. Tiếc là thông tin từ phía Pháp mà được dịch ra tiếng Việt là rất hiếm, cũng không có nhiều người được tiếp cận. Mình xin giới thiệu 1 trong những nguồn tin đáng quý vì hầu hết thông tin được dịch từ những bức điện, thư từ, công hàm được phía Pháp lưu trữ, được diễn giải khá chi tiết. Mọi người có thể xem các bức ảnh đính kèm. Mình chỉ tóm tắt và nêu thêm bối cảnh của sự việc. Đánh giá thế nào là quyền và góc nhìn của mỗi người.

Đây coi như phần tiếp theo của stt mình đã viết về nhân vật D'Argenlieu người có tinh thần quốc gia (Pháp) cao độ, luôn tìm cách giữ lại thuộc địa. Đầu tiên là việc thành lập CH Nam Kỳ. Sau đó là sự thất bại của Hội nghị Fontainebleau, thay vào đó là 1 bản tạm ước ký ngày 14/9/1946 có nội dung đại khái là: Hai bên không tuyên truyền và hành động bất thân thiện, không trả thù, bỏ tù những người đã từng cộng tác với phía bên kia. VNDCCH chấp nhận sẽ bảo vệ quyền lợi kinh tế, văn hoá cho phía Pháp. Pháp sẽ chấp nhận cho Nam Kỳ được hưởng quy chế dân chủ. Hai bên sẽ ký kết HĐ chính thức vào tháng 1/1947 và vài điều khoản khác nữa. Hội nghị Fontainebleau đổ vỡ cơ bản là do phía VM đòi phải có độc lập hoàn toàn (trong khi HĐ Sơ bộ thì VNDCCH chỉ tự do trong LB Đông Dương), Pháp không chấp nhận, chỉ cho phép VNDCCH tự trị trong LB Đông Dương thuộc LH Pháp. Đó là nguyên nhân chính và sâu xa của cuộc chiến. Dưới đây là các vấn đề "kỹ thuật" để dẫn đến chiến tranh.

VM có tổ chức mua vũ khí từ TQ (Tàu Tưởng) bằng cách đem bán lương thực và nhu yếu phẩm, thông qua ngả Hải Phòng và Lạng Sơn, nhằm tăng sức chiến đấu cho quân đội. Quân Pháp biết được điều đó nên yêu cầu phải kiểm soát thuế quan ở 2 nơi này. Dĩ nhiên VM không chấp nhận và cho là Pháp gây hấn. VM tấn công vào tàu Pháp đang tuần tra bắt được 1 tàu TQ buôn lậu. Người Pháp bị tấn công ở phố người Hoa và chướng ngại vật được dựng lên. Quân Pháp phản công bằng pháo kích vào TP, chiếm Sở thuế quan, nhà hát, bưu điện và ra tối hậu thư yêu cầu quân đội VM phải rút khỏi HP. Phía VM phản công và lấy được bức điện của Valluy chỉ thị cho quân Pháp ở miền Bắc. Vì vậy, VM nắm được ý đồ cơ bản của Pháp nên lập tức tổng động viên quân đội, lập các chiến luỹ để đề phòng quân Pháp tấn công ở khắp dọc đường HN-HP.

Ở Lạng Sơn thì lính Pháp cũng bị tấn công khi đi tìm mộ quân Pháp trong chiến tranh với Nhật. Pháp lập tức phản công chiếm lấy Lạng Sơn.

Tướng Valluy, tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương, nhận thấy đây là lý do tốt để có cớ cho chiến tranh nên chỉ thị cho tướng Morliere, chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc, phải tận dụng cơ hội này 1 cách tối đa để đẩy thêm mâu thuẫn. Như vậy, có thể hiểu 2 sự kiện Hải Phòng và Lạng Sơn này khá giống với sự kiện Vịnh Bắc Bộ khi VN phóng ngư lôi vào tàu Mỹ, Mỹ tận dụng tối đa cơ hội này và dùng thủ thuật đẩy thêm mâu thuẫn (dựng thêm vụ thứ 2) để tạo cớ cho chiến tranh.

Hai bên đã có những đàm phán để hạ nhiệt mâu thuẫn nhưng VM vẫn tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh bằng cách dựng chiến luỹ ở HN, gây cản trở giao thông cho phía Pháp. Quân Pháp cũng căng thẳng cao độ, luôn cấm trại để đề phòng bị VM tấn công, tin tình báo cũng cho thấy điều đó sắp xảy ra, chỉ không chắc về thời điểm. Như vậy là HĐ Sơ bộ và Tạm ước đã bị vi phạm nghiêm trọng khi 2 bên luôn tỏ ra thù địch với nhau. Phía Pháp đòi quân VM phải dỡ bỏ chiến luỹ và giải giáp để tránh bị tấn công, dĩ nhiên VM không chịu. Người Pháp đã phát ra thông điệp tới lãnh sự Mỹ ở HN là CP VNDCCH cần thay đổi, ông Hồ vẫn làm chủ tịch nhưng những cá nhân "hiếu chiến" không thân thiện với Pháp cần phải rút lui, thay vào bởi những người ôn hoà hơn.

Đỉnh điểm của mâu thuẫn là vào ngày 18/12/1946, đoàn xe của tướng Morliere bị bắn, tiếng súng dường như phát ra từ toà nhà Bộ tài chính và Bộ Giao thông VNDCCH, quân Pháp lập tức cho chiếm 2 bộ này. Ngoài ra, Sainteny, là người khá ôn hoà, là uỷ viên CH Pháp ở miền Bắc, người đã liên tục thương thuyết với HCM từ những ngày đầu tiên người Pháp quay lại VN và trực tiếp ký HĐ Sơ bộ, bị đặt mìn xe ô tô khi đi từ nhà tới nơi làm việc, khiến ông này bị thương nặng. 20h ngày 19/12, điện ở HN bị cắt và VM quyết định tấn công người Pháp. Pháp trả đũa bằng cách tấn công Bắc bộ phủ, nơi làm việc của CT HCM và suýt nữa bắt được ông. CT HCM trốn thoát được.

Trong thời gian đó, ở Pháp đang có khủng hoảng chính trị. Khủng hoảng xảy ra từ trước khi hội nghị Fontainebleau diễn ra và đến thời điểm này đã ngã ngũ. Phe cộng hoà bình dân thất thế, liên minh đảng cộng sản và xã hội giành thắng lợi tại QH. Thủ tướng Leon Blum lên thay Thủ tướng Bidault. Đó là lợi thế tiềm tàng cho VM vì CP Pháp thuộc cánh tả, sẽ dễ dàng thương thuyết hơn. Tuy nhiên, VNDCCH đã không tận dụng được cơ hội bởi 2 lý do. Một là do những người Pháp có quyền quyết định ở Đông Dương là D'Argenlieu, Valluy, Pignon, Sainteny đều thuộc phe CP cũ, quyết tâm giữ Đông Dương. D'Argenlieu là cao uỷ và Valluy là tư lệnh QĐ là 2 người có quyền quyết định đều rất cứng rắn, muốn lợi dụng sự mất bình tĩnh của VM để tạo cớ cho cuộc chiến. Khi CT HCM muốn gửi điện trực tiếp cho thủ tướng cánh tả Blum để đề nghị thương thuyết thì bị 2 ông này câu giờ ở Saigon, khiến điện đến Paris chậm mấy ngày, nhằm tận dụng cơ hội VM mất bình tĩnh nổ súng trước. Hai là do VM đã không thể chờ đợi sự phản hồi của lãnh đạo cánh tả bên Pháp. Đây là điều rất đáng tiếc, bởi vì Thủ tướng Blum tỏ ra khá ôn hoà, ông ta đã cử Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại sang Đông Dương để thanh tra các sự cố xung đột. Để chắc ăn hơn, ông còn cử thêm cả tướng Leclerc làm phái viên đi thanh tra tiếp ngay sau đó.

Hai ông thanh tra này đến HN sau khi biến cố 19-12 xảy ra, họ chứng kiến toàn bộ tàn tích của các vụ xung đột, chiến luỹ của VM và xác nhận là cuộc chiến không thể cứu vãn. Hơn thế nữa, ở vị trí bí mật (có lẽ ở Thái Nguyên), CT HCM phát ra thông điệp trả lời Thủ tướng Blum qua đài phát thanh với lời lẽ cứ như là mọi sai lầm đều do người Pháp và ra yêu sách đòi người Pháp phải rút lui, hạ vũ khí, thì mới chấp nhận thương thuyết. Dĩ nhiên, trên thế mạnh, lại đã cài được để VM tấn công trước (với vai trò bị hại), thì người Pháp không đời nào xuống thang. Điều này khiến cho cơ hội hoà bình đã không thể cứu vãn, cho dù phe tả lãnh đạo nước Pháp đã rất muốn thương thuyết. Sau đó cao uỷ đô đốc D'Argenlieu bị thủ tướng mới rút về Pháp, thay vào đó là 1 cao uỷ dân sự. Đây là điều vô cùng đáng tiếc cho cả 2 phía.

Như vậy, tổng kết lại, thì phe theo chủ nghĩa quốc gia của Pháp, mà đại diện là De Gaulle, ở Đông Dương là D'Argenlieu và Valluy là nhóm muốn giữ bằng được Đông Dương. Họ đã tận dụng tốt cơ hội do sự mất bình tĩnh và thiếu sáng suốt của VM, mà có lẽ người chủ chiến là ông Giáp. Họ dùng các thủ thuật kích động thêm để VM nổ súng trước và họ có cớ để thuyết phục quốc hội và CP Pháp đồng ý phát động chiến tranh với lý do tự vệ. Sự khủng hoảng chính trị và phe CS Pháp lên nắm quyền là cơ hội rất tốt nhưng VM đã không nắm được.

Tài liệu tham khảo: Paris, Saigon, Hanoi bản tiếng Việt (nên chắc không thể có các chi tiết bịa đặt có lợi cho Pháp). Đoạn nói về vấn đề này đến dăm chục trang, mình nén lại còn vài trang nên khó tránh được việc diễn đạt thiếu ý. Ai có thắc mắc gì xin cmt, mình sẽ giải thích thêm. Khi viết stt này mình có tham khảo cuốn Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự VN đại tướng Võ Nguyên Giáp, cuốn LS Ngoại giao VN 1945-2000 và cuốn Why Vietnam ở những chi tiết có liên quan.

#VNSLDQC

Nhận xét