ĐỘC TÀI CÁNH TẢ VÀ ĐỘC TÀI CÁNH HỮU - DÂN CHỦ VÀ DÂN TRÍ

Hai phe này đều có độc tài, chứ không phải chỉ cánh tả mới có độc tài (kiểu CS). Nhìn bề ngoài thì tưởng độc tài nào mà chả giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau về bản chất. Độc tài cánh hữu vẫn tuân thủ kinh tế thị trường tự do, còn độc tài cánh tả thì áp dụng kinh tế kế hoạch, hoặc là kinh tế thị trường nhưng nhà nước vẫn can thiệp (mà VN và TQ gọi là định hướng XHCN), chỉ là can thiệp ít hay nhiều mà thôi.

Độc tài cánh hữu điển hình là Hàn Quốc thời Park Chung Hee, Đài Loan thời Tưởng, VNCH thời Ngô Đình Diệm. Hiện nay, các nước độc tài cánh hữu hầu hết đã dân chủ hóa, chỉ còn Singapore là vẫn duy trì. Gần đây, chính quyền do QĐ Thái Lan lập nên cũng có xu hướng đó. Khái niệm độc tài kể trên có nhiều cấp độ, trong khuôn khổ stt này mình không phân tích sâu, nhưng đều có đặc điểm chung là ngăn chặn tự do báo chí, hạn chế tự do ngôn luận và tự do chính trị (đa nguyên) nhưng không kiểm soát mọi mặt như CS và quan trọng nhất là vẫn tự do kinh tế và chấp nhận sở hữu tư nhân.

Độc tài cánh tả dễ thấy nhất là các nước CS nguyên thủy (hiện tại còn Cuba và BTT), cấp độ thấp hơn các nước CS cải cách như TQ và VN, nghĩa là chấp nhận 1 phần KTTT nhưng nhà nước vẫn quản lý nhiều lĩnh vực kinh tế và vẫn quản lý tư tưởng tương đối chặt chẽ, không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Cấp độ thấp hơn nữa là các nước cực tả (mình tạm gọi là tân CS) như Venezuela, Nga và vài nước cộng hòa châu Á thuộc LX cũ. Các nước này không còn có đảng CS cầm quyền nữa, đã chấp nhận đa đảng và kinh tế thị trường nhưng giả hiệu. Vì nhà nước vẫn kiểm soát và bao cấp 1 số ngành. Chẳng hạn, Nga và Venezuela dùng tiền bán dầu để bao cấp cho các ngành kinh tế khác, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ. Trên lý thuyết (hiến pháp) thì các nước này chấp nhận tự do ngôn luận, tự do bầu cử và tự do tư tưởng, tam quyền phân lập..., như các quốc gia dân chủ, nhưng thực tế nhà nước vẫn kiểm soát báo chí, o bế các đảng phái "sân sau", áp bức đối lập, kiểm soát quốc hội và quan trọng nhất là không hoàn toàn có tự do kinh tế.

Vì 2 thể chế độc tài trên có cái vỏ khá giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn, cứ tưởng là 1, nên mơ tưởng hão huyền là 1 ngày nào đó VN sẽ được như Sing và tự sướng là VN, TQ đang đi theo con đường của Hàn, Đài ngày xưa! Thực ra, độc tài cánh hữu lại đối nghịch với độc tài cánh tả. Thời chiến tranh lạnh, các nước độc tài cánh hữu đều chống cộng ác liệt (Hàn, Đài, VNCH, Sing đều chống cộng). Cùng là loài chó nhưng chó ta khác hẳn chó Tây đấy!

VN nếu muốn được như Sing, Đài, Hàn thì việc đầu tiên là phải chuyển sang kinh tế tự do, CP hóa DNNN càng nhiều càng tốt, chấp nhận tư hữu đất đai, nhà nước kiểm soát kinh tế càng ít càng tốt và có thể vẫn chấp nhận kiểm soát về ngôn luận và độc đảng.

Dân chủ và dân trí

Khái niệm DC và ĐT nó là mặt đối lập của nhau. Dân ngu thì phải chấp nhận không có DC, để giành cho thằng khôn hơn đại diện. Như thế trên bình diện QG là vẫn có DC, nhưng chỉ giới hạn cho 1 nhóm người tinh hoa, tức là bọn khôn. Bọn khôn nếu chiếm tỷ lệ rất nhỏ thì DC kiểu ấy là sơ khai và gọi là độc tài cũng được. Độc tài không đồng nghĩa với chỉ 1 người có quyền lực áp chế mà là 1 nhóm nhỏ người có quyền lực. Nhóm tinh hoa đó đông dần thì DC được mở rộng, mở lớn dần cho toàn dân thì sẽ thành DC đầy đủ, thường đi kèm với dân trí cao dần lên cho mọi người. Quy trình buộc phải như thế, lịch sử chứng minh rồi. Chỉ khác nhau về mặt thời gian. Bọn Anh, Pháp, Mỹ, mất vài trăm năm để từ DC sơ khai thành DC đầy đủ, còn bọn Hàn Đài chỉ mất 30 năm, do nó rút kinh nghiệm được và nó có nền tảng tự do từ trước.

Thời xưa dân ngu là cấm đi bầu cử luôn, nhưng thời nay không làm thế được, nên phải chế ra trò dân chủ đại diện, cho dân phổ thông đầu phiếu bầu đại biểu QH hay như kiểu Mỹ là bầu đại cử tri.

Ví dụ trường hợp nước Anh và Thái Lan, không phải tự dưng hoàng gia ban phát DC mà cũng là do giới tinh hoa đấu tranh. Đầu tiên chỉ bọn quý tộc, tăng lữ ở Anh mới có dân chủ, chính là Viện Nguyên lão, bây giờ là Thượng viện. Tận 400 năm sau, vào năm 1688 thì nước Anh mới mở rộng DC sang cho dân thường, mới có Viện thứ dân, tức Hạ viện. ĐA SỐ các nước đều theo quy trình đó, giới tinh hoa có DC trước, rồi mới tới giới cần lao dân trí thấp hơn.

Trường hợp Thái Lan cũng gần như vậy, nhưng dân trí thấp hơn Anh nhiều, do Anh công nghiệp hóa từ thế kỷ 17, ngay trước CM DC, còn Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp. Vì thế, Thái tuy tiếng là DC, nhưng cũng rất non trẻ, HP phải thay đổi liên tục, chỉ vài năm lại thay 1 lần, QĐ thường xuyên phải đảo chính để duy trì quyền lực cánh hữu (hoàng gia). Tuy vậy, Thái vẫn còn DC hơn nhiều nước trong khu vực. Thái kể từ khi có DC (nhớ là non trẻ) thì phát triển hơn VN, 1 phần do thể chế DC, nhưng phần lớn là do cánh hữu nắm quyền, tự do kinh tế hơn VN.

Tuy nhiên, có 1 số nước DC nó rơi vào đầu, 1 dạng ban phát. Ví dụ như Philippines, năm 1946, họ được Mỹ trao trả độc lập. Nhưng vì dân trí còn rất thấp nên họ đánh nhau tán loạn, nền DC rất mong manh, liên tục thay đổi và đã trải qua giai đoạn độc tài rất lâu của TT Marcos. Hiện tại Phil vẫn là 1 nền DC non trẻ cho dù đã khá cao tuổi.

Trường hợp khác là Campuchia. Họ cũng được DC rơi vào đầu, do năm 1991, VN rút quân, bản chất gần giống Mỹ trả độc lập cho Phil. Trước khi rút hết thì LHP can thiệp để Cam có tổng tuyển cử đa thành phần, bao gồm cả Hoàng gia cũ, chính quyền CS cũ của Hun Sen (đã đổi tên) và Khmer đỏ. Cuối cùng, để cho an toàn thì 1 chính phủ liên hiệp 2 thành phần là hoàng gia cũ và chính quyền Hun Sen cũ được thành lập, có ĐỒNG THỦ TƯỚNG và theo thể chế quân chủ lập hiến. Chính vì được DC rơi vào đầu như vậy, dân trí còn rất thấp, nên DC ở Cam là rất non trẻ và nhiều mặt là giả hiệu. Như Hun Sen có thể bắt bớ đối lập, hạn chế ngôn luận, đưa con cái vào các chức vụ quan trọng...

Trường hợp DC rơi vào đầu điển hình nữa là Ấn Độ. Họ được Anh trả độc lập, giống như Mỹ trả cho Phil, thế là đánh nhau tán loạn, chia làm 3 nước. Nước Ấn Độ còn lại có dân trí và kinh tế không đồng đều, miền Bắc phát triển hơn và vì cả lý do quá đa dạng sắc tộc, có hệ thống đẳng cấp xã hội...nên nền DC của Ấn cũng mong manh và non trẻ, cũng là cậu bé lớn tuổi. Chung quy cũng là do dân trí thấp. Phân tích về Ấn Độ rất dài nên có lẽ lúc khác mình viết stt riêng.

#khoahocchinhtriDQC

Nhận xét