NƯỚC NGA HẬU CS (phần 3)

(Phần 3)

Putin và nền DC giả hiệu

Do quán tính ý thức hệ (yêu LX) nên rất nhiều người Việt, thậm chí cả truyền thông, sách báo Việt có đánh giá lệch lạc về Putin và nước Nga dưới thời Putin.

Putin sau khi lên làm TT Nga đã lấy lại niềm tự hào đại Nga cho dân Nga và vực dậy nền kinh tế Nga bằng sự may mắn: dầu mỏ. Năm 1998, dưới thời Yeltsin, 1 thùng dầu giá 15$, năm 2000, khi Putin bắt đầu làm TT thì giá dầu đã là 32$. Đến năm 2008, khi Putin chuyển từ TT sang TTg thì giá dầu là 100$ và vượt mức 150$/thùng vào tháng 8. Như vậy là tăng gấp 10 lần so với thời Yeltsin! Theo đó, sản lượng dầu cũng tăng đáng kể.

Năm 2005, dầu mỏ và khí đốt chiếm 30% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năng lượng năm 90 là 29 tỷ $, năm 2007 là 350 tỷ $. Giá dầu tăng 10$/thùng thì GDP của Nga tăng 2%. Nhờ giá dầu mà uy tín của chính phủ tăng nhanh, nhưng các ưu đãi về dầu mỏ thì dành chủ yếu cho thân hữu (nhóm lợi ích) của Putin. GDP của Nga tăng 7%/ năm là nhờ giá dầu.

Tuy nhiên, quá nhiều tài nguyên cũng có cái bất lợi, giống như đứa con trong gia đình có điều kiện. Vì bố mẹ giàu có nên nó không có động lực để học hành, làm ăn, chỉ nằm chờ tiền bố mẹ cho. Vì tiền có được do bán dầu nên Putin chả cần phải đầu tư vào hạ tầng, tự do hóa kinh tế, cải cách giáo dục...tức là các cách thức để phát triển kinh tế, mà chỉ cần lo việc bảo vệ chế độ. Có 4 cách để duy trì quyền lực khi đã có sẵn tiền:

Một là phương pháp dân túy, tức là mua chuộc cử tri chiếm đa số bằng phúc lợi xã hội. Người dân thấy sung sướng trước mắt là bị ru ngủ, chả cần phải đấu tranh đòi tự do, dân chủ mà ngược lại, còn mang ơn lãnh tụ.

Hai là, dùng bộ máy cảnh sát để đàn áp đối lập, nếu không thể mua bằng tiền. Điển hình là vụ Putin bắt tỷ phú Khordokovsky và khiến cho công ty dầu mỏ Yokos của ông ta phải phá sản. Đó cũng là 1 ví dụ về việc Putin đánh vào kinh tế tư nhân, nhất là ngành dầu mỏ, để nhà nước (hoặc sân sau) kiểm soát hoàn toàn về năng lượng, cũng là kiểm soát dạ dày của nền kinh tế. Như vậy là Putin đã kế hoạch hóa 1 phần nền kinh tế, đi ngược lại những gì người tiền nhiệm đã dày công xây dựng bằng máu.

Ba là kích động tinh thần dân tộc bằng cách bài phương Tây, tạo ra kẻ thù để hướng lòng căm thù của nhân dân vào đó (chính là EU, Mỹ, các tổ chức khủng bố). Putin luôn có các tuyên bố và hành động cứng rắn để chống lại các nước phương Tây và các nước thân phương Tây mà có ảnh hưởng đến quyền lợi dân tộc Nga. Điển hình là những cuộc tấn công vào Chechnya, Gruzia và Ukraine. Người dân Nga cảm thấy có được sự vững tin vào sức mạnh Nga và liên tưởng đến quá khứ hào hùng thời Xô Viết thông qua TT Putin. Trong cuộc chiến Syria vừa qua, truyền thông Nga luôn lu loa là nước Nga đang trên bờ vực thế chiến 3 với phương Tây để định hướng dư luận!

Bốn là tạo hào quang cho lãnh tụ thông qua các biện pháp tuyên truyền. Báo chí Nga luôn có những bài đánh bóng hình ảnh mạnh mẽ của Putin kiểu như truyền thuyết vật nhau với gấu, tự lái máy bay tiêm kích, tập võ...Không khác lắm với cách tạo hào quang cho cu Kim Ủn!

Vì nguồn thu chính từ dầu mỏ khiến cho CP phải phân phối lại thu nhập, dẫn đến bộ máy chính quyền phải to ra. Mà bộ máy công chức càng lớn thì nguy cơ tham nhũng càng cao. Thực tế là tham nhũng ở Nga ở mức rất cao, giá trị tham nhũng ước tính chiếm 20% GDP. Giá trị tham nhũng tăng từ 33 tỷ $ năm 99 lên 400 tỷ $ năm 2008. Tiền chi cho lại quả ở các dự án nhà nước khoảng 50%.

Ngoài ra, vì bộ máy công chức cồng kềnh nên nó rất nhạy cảm với giá dầu. Nếu giá dầu đột ngột giảm thì bộ máy công chức không thể giảm theo kịp, dẫn đến chi phí công vẫn cao, khiến nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng. Người dân đang hưởng trợ cấp cao mà bị cắt giảm đột ngột thì cũng dễ phản ứng tiêu cực.

Nói chung, các nước có nguồn thu chủ yếu và ổn định dựa vào tài nguyên đều biến thành thể chế độc tài và/hoặc dân túy. Ví dụ như các quốc gia Trung Đông và Venezuela (có trữ lượng dầu ngang với Nga nhưng thấp hơn Trung Đông). Thời gian qua, kinh tế Venezuela suy sụp nặng hơn Nga vì dù sao Nga còn có công nghiệp vũ khí và nền tảng tri thức cao hơn.

Hiện tại, nước Nga của Putin vẫn được vận hành theo phương thức trên mà chưa có vẻ muốn thay đổi, do giá dầu vẫn còn chưa quá thấp. Nếu giá dầu xuống nữa thì có lẽ Putin sẽ tạo ra chiến tranh chứ không phải tự do hóa nền kinh tế hay dân chủ hóa chính trị. Putin không đầu tư được vào hạ tầng, giáo dục và tự do hóa nền kinh tế bởi vì tiền đã phải chi để nuôi bộ máy công chức cồng kềnh và phúc lợi cao, còn tự do kinh tế lại nguy hiểm cho chế độ.

Nhận xét