NƯỚC NGA HẬU CS (Phần 2)


(phần 2)

Yeltsin và nền DC bị phản bội

Lúc nãy mình đang viết dở thì bận nên dừng ở lúc LX sụp đổ, bây giờ viết nốt giai đoạn Yeltsin cải cách kinh tế thay Gorby.

Jeffrey Sachs, bác sỹ xạ trị cho Ba Lan, có mặt ở Kremlin khi Yeltsin tuyên bố sự cáo chung của LX. Yel mời Sachs giúp nước Nga cải cách kinh tế theo cách của Ba Lan và được nhận lời. Sachs hứa hẹn với Yel là sẽ huy động cho nước Nga 15 tỷ đô (Ba Lan chỉ có 3 tỷ). Nhưng các "nhà hảo tâm" lại không còn hào phóng nữa và bi kịch đến từ đó.

Có 2 cách để phá bỏ nền kinh tế kế hoạch và thanh lý tài sản nhà nước, 1 là chia đều cho người dân, 2 là chỉ chia cho những kẻ chóp bu. Yel chọn cách 2 (cách 1 không biết làm kiểu gì?). Yel đề nghị Duma Nga cho mình 1 năm được toàn quyền quyết định về việc cải cách kinh tế, với uy tín sẵn có nên lời đề nghị được chấp nhận. Nói cách khác, QH cho phép TT được độc tài trong vòng 1 năm, khá kỳ lạ.

Yel thành lập 1 nhóm các nhà kinh tế quanh mình để thực hiện cải cách, đứng đầu là phó thủ tướng Yegor Gaidar. Đa số họ trước đó đã thành lập 1 nhóm tự nghiên cứu về kinh tế tự do và tự nhận là môn đệ của Hayek và Milton Friedman (trường phái kinh tế Tân tự do Chicago boys)(*) Họ quyết tâm tự do hóa nền kinh tế nước Nga theo hình mẫu Ba Lan và nguyên mẫu Chile mà nhà độc tài Pinochet đã làm thành công.

Để hỗ trợ ý thức hệ và phương pháp cho nước Nga, người Mỹ bỏ tiền nuôi các chuyên gia Mỹ cố vấn. Năm 92, cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã ký hợp đồng 2,1 triệu $ cho Học viện phát triển quốc tế Harvard để họ cử nhóm luật sư và các nhà kinh tế đến trợ giúp cho nhóm của Gaidar. Sachs làm giám đốc học viện này (ban đầu ông này chỉ là cố vấn tự do cho Yel).

Như đã làm ở Ba Lan, người ta cũng thần tốc soạn thảo luật và các chương trình kinh tế, tư hữu hóa tài sản công...nhưng bị nền dân chủ đã có sẵn từ thời LX (khác với Ba Lan) chống lại. Đó là do người dân cho là giải pháp 1 tốt hơn, tức là thành lập các HTX công nhân (công nhân tự làm chủ các nhà máy) và họ mong muốn duy trì đủ công ăn việc làm và phúc lợi xã hội không bị biến mất. Tất nhiên những điều đó không thể có được với liệu pháp sốc và nền kinh tế tự do. Nói cách khác, đa số dân Nga chưa có khái niệm về nền dân chủ và các khái niệm của kinh tế tự do. Nền DC mà thiếu dân trí như vậy đã gây cản trở cho việc cải cách kinh tế, nói cách khác, dân chủ đã ngăn cản tự do kinh tế, nền DC bảo vệ quyền lợi cá nhân của công dân (cổ phần ở nhà máy và phúc lợi xã hội) chứ không phải bảo vệ tương lai phát triển (do tự do hóa kinh tế). Yel hứa hẹn là chẳng bao lâu nước Nga sẽ thành gã khổng lồ kinh tế. Nhưng điều đó đã không xảy ra như ý của ông ta.

Sau 1 năm, liệu pháp sốc đã gây thiệt hại trầm trọng, hàng triệu dân Nga mất tiền tiết kiệm vì tiền mất giá. Phúc lợi xã hội biến mất khiến hàng triệu người khác khốn đốn. Mức tiêu dùng của dân Nga năm 92 chỉ bằng 40% so với năm 91, 1/3 dân số sống dưới ngưỡng nghèo. Giới trung lưu còn phải bán tài sản cá nhân ở ngoài đường.

Thế là dân Nga đòi chấm dứt xạ trị. Duma Nga bãi nhiệm Gaidar, chàng Chicago boys và thu hồi quyền lực đã trao cho TT Yel vào năm 93. Nhưng Yel đã quen được độc tài, tự cho mình như vua, nên trả đũa lại Duma Nga. Ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cho là QH "nổi loạn". Tòa án hiến pháp Nga, sản phẩm của Gor trước đây, đã tuyên là Yel vi hiến. Duma và TT trở nên đối địch. Yel tổ chức trưng cầu dân ý để xóa sổ QH. Số cử tri tham gia trưng cầu dân ý không đủ để trao quyền cho Yel song ông vẫn tuyên bố thắng cuộc với tỷ lệ sít sao.

Sau đó có thông tin rò rỉ từ IMF là tổ chức này sẽ hoãn hỗ trợ vốn cho Nga vì sự đình trệ kể trên. Thế là Yel quyết định đi theo Pinochet bằng cách tuyên bố bãi bỏ hiến pháp, giải tán QH. Duma ra nghị quyết buộc tội TT vi hiến lần nữa. Nhưng TT Mỹ Clinton vẫn ủng hộ Yel với khoản cho vay 2,5 tỷ $. Yel được đà nên cho quân đến bao vây tòa nhà QH (Nhà Trắng), cắt điện, nước, điện thoại. Thế là dân chủ tuyên chiến với tự do! Người dân ủng hộ QH đã biểu tình ngăn chặn quân đội và cảnh sát khiến phe hành pháp phải mở vòng vây để người ta tiếp tế lương thực cho các nghị sỹ. Hai bên dự định sẽ tổ chức bầu cử sớm nhưng lúc đó lại có tin từ Ba Lan là người dân Ba Lan đã đánh tơi tả Công đoàn đoàn kết ở các điểm bỏ phiếu. CĐ ĐK cũng bị mất uy tín vì liệu pháp sốc ở Ba Lan (mình sẽ viết tiếp về giai đoạn sau xạ trị của Ba Lan). Thế là Yel không muốn bầu cử, vì quá rủi ro và chuẩn bị cho chiến tranh bằng việc tăng lương gấp đôi cho QĐ. Phó TT Rutskoi, đối thủ của Yel trong QH đã lãnh đạo biểu tình chống chính quyền. Hàng trăm người biểu tình bị giết chết. Yel phản pháo bằng cách xóa bỏ toàn bộ các hội đồng địa phương. Nền DC non trẻ đã bị tàn sát.

TT Mỹ Clinton lại ủng hộ Yel chứ không phải nền DC nửa mùa của QH Nga. Vì thế nên ngày 4/10/1993 TT Yeltsin quyết định dùng biện pháp mạnh, y như Pinochet ở Chile, ông cho quân đội tràn vào Nhà Trắng đốt lửa thiêu rụi tòa nhà mà nhờ bảo vệ nó 2 năm trước ông đã giành được quyền lực và danh tiếng bảo vệ nền DC! Yel huy động 5000 binh sỹ và cả xe tăng, xe bọc thép và máy bay trực thăng, súng máy để bảo vệ nền tư bản non trẻ chống lại nền DC sơ sinh. Khoảng 30 xe tăng và súng máy nã đạn vào Nhà Trắng trong 10 tiếng khiến các nghị sỹ phải đầu hàng. Cuộc tấn công dữ dội làm chết 500 người và bị thương gần 1000 người và 1700 người bị bắt. Sau đó nước Nga biến thành 1 thể chế độc tài và phương Tây ủng hộ điều đó, Sachs cho các nghị sỹ là các cựu đảng viên CS nuối tiếc quyền lực. Người Mỹ rất tiếc là phải ủng hộ độc tài loại bỏ QH vì nền kinh tế tư bản.

Các chàng trai Chicago tiếp tục miệt mài với công việc cải cách kinh tế. Họ làm nhanh đến nỗi người dân không kịp nhận ra là mỏ và nhà máy đã bị bán lúc nào! Chỉ 1 nhóm các nhà tư bản sân sau của CP được hưởng lợi, mua rẻ các tài sản công, nhiều người trong đó là cựu lãnh đạo CS. Tuy nhiên, trái với thông lệ của phái Tân tự do, Yel không cho phép các tập đoàn đa quốc gia mua toàn bộ các tài sản công mà chỉ ưu tiên cho người Nga. Số lượng triệu phú Nga trước xạ trị là 0 nhưng năm 2003 là 17. Tuy nhiên uy tín của Yel tụt dốc không phanh do xạ trị đau đớn quá lại tạo ra vô số bất công và tham nhũng. Ông ta lấy lại uy tín bằng giải pháp quen thuộc: hướng mối quan tâm của người dân ra ngoài bằng cuộc chiến với Chechnya. Nhờ đó và số tiền 100 triệu $ tài trợ tranh cử mà Yeltsin tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 96.

Lúc này, các sân sau của gia đình Eltsin và thân hữu ra sức thâu tóm các tài sản công bằng các thủ đoạn mà họ vừa đá bóng vừa thổi còi (vừa rao bán vừa mua). Chính các nhà cải cách cũng hưởng lợi từ việc tư hữu hóa ồ ạt thông qua các quỹ và sân sau, họ lập ra chính sách và lợi dụng chính sách. Năm 1998, khủng hoảng tài chính toàn châu Á đã khiến cho nền kinh tế non yếu mới ra gió của Nga bị sụp đổ hoàn toàn. Uy tín của Yel bị xuống đến mức -6%.

Rất may cho Yeltsin là 9/1999 nước Nga bị hứng chịu 1 loạt các vụ khủng bố dã man, 4 tòa chung cư bị nổ tung khiến gần 300 người thiệt mạng. Hệt như vụ khủng bố 11-9 ở Mỹ. Vụ khủng bố làm tê liệt mọi mối quan tâm của người Nga, tất cả chỉ còn quan tâm đến sự sống mong manh. Người được giao trong trách trong việc truy tìm khủng bố là Vladimir Putin, vị thủ tướng Nga lạnh lùng, xuất thân từ KGB. Putin phát động cuộc tấn công vào khu vực dân sự của Chechnya để báo thù. Thế là dân Nga lại được trấn an bởi 1 cựu sỹ quan KGB, từng là nỗi kinh hoàng thời CS.

Thói nghiện rượu làm Yeltsin ngày càng trở nên vô dụng và khiến Putin nổi bật hơn. Ngày 31/12/1999, lợi dụng cuộc chiến ở Chechnya cuốn hút mọi mối quan tâm, Yeltsin lẳng lặng bàn giao quyền lực sang cho Putin mà không qua bầu cử. Trước khi từ nhiệm, bắt chước Pinochet, Yeltsin đòi quyền miễn trừ truy tố. Hành động đầu tiên của Putin khi lên ghế TT là ký sắc lệnh miễn tố cho Yeltsin.

Người dân Nga sau này được kéo lên khỏi vũng bùn đói nghèo dưới thời Putin bằng giá dầu leo thang. Lòng tự trọng của dân Nga được phục hồi như thế nào và tại sao nước Nga lại bị mình coi là nền độc tài cánh tả? Câu trả lời sẽ có trong stt tiếp theo.

----------------------

P/S Mình viết loạt bài này để dẫn chứng cho nhận định dân chủ phải đến sau dân trí và tự do kinh tế, tư hữu hóa phải đến trước DC. Như đã thấy, người dân Nga lúc này chưa có khái niệm về tự do kinh tế, về nhà nước hạn chế phúc lợi xã hội và sở hữu tư nhân, thế nhưng họ đã được Gorbachev trao cho dân chủ. Vì thế, quyền dân chủ của họ đã ngăn cản sự cải cách kinh tế trong khi lại không kiểm soát nổi sự lạm quyền khi tư hữu hóa khẩn cấp. Nói cách khác là QH không đủ khả năng và nhận thức để kiểm soát hành pháp. Nhưng tuy được sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây (lưu ý TT Clinton thuộc cánh tả nhưng vẫn ủng hộ thị trường tự do ở Nga) nhưng Yeltsin và nhóm Chicago boys phiên bản Nga vẫn không thể thành công. Lý do sau này được lý giải là do các nhà tài phiệt Mỹ trở nên keo kiệt với nước Nga, khác với cách họ đối xử với Ba Lan. Bởi vì họ chả còn động cơ nào để cứu vớt nước Nga do không còn sức ép của phe CS.

(* ) Sách của Hayek, nhà kinh tế học tự do người Áo, chống CNXH và CS rất mạnh mẽ, được phát hành khá nhiều ở VN. Đấy là thế mạnh của VN so với nước Nga hay Ba Lan hồi đó. Quyển sách kinh điển của ông là Đường về nô lệ đã được xuất bản bởi NXB Tri Thức nhưng đã bị cấm tái bản. Ai muốn đọc thì có thể tìm bản mềm trên mạng, có 1 bản dịch khác của Nguyễn Quang A. Ngoài ra còn 1 số cuốn khác của tác giả này. Nhưng chắc không có nhiều người VN biết đến ông!

Mình search sách của Milton Friedman vẫn không thấy bản dịch nào ở VN, chắc bị coi là quá nguy hiểm! Hayek thì chết lâu rồi, còn Friedman mới chết.

Nhận xét