NGÔN NGỮ VÀ SỰ THỐNG NHẤT

Nhân vụ Bộ trưởng lói ngọng, nhiều bạn cứ thắc mắc là tại sao tiếng Kinh, tiếng HN lại thành "chuẩn QG", bất công với các thứ tiếng địa phương khác. Văn hóa của người Kinh cũng có xu hướng đồng hóa văn hóa các dân tộc khác, mạnh mẽ nhất vào thời vua Minh Mạng. Ông này có nhiều đặc điểm giống Tần Thủy Hoàng. Như thế tưởng chừng như mất dân chủ, nhưng lại là cần thiết cho sự thống nhất.

VN vốn là 1 nước TQ thu nhỏ, có gần đầy đủ các đặc điểm của TQ, sự thật là thế, các bạn chống Tàu đừng cãi! Trước khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi thì TQ cũng có rất nhiều tiếng địa phương, vùng này nói vùng kia không hiểu. Thế là TTH cưỡng bức thống nhất chữ viết, tiếng nói phổ thông bằng bạo lực, ông cho đốt rất nhiều sách để xóa bỏ luôn các thứ tiếng địa phương. Vì thế nên hiện nay TQ chỉ còn đâu đó 5-6 thứ tiếng phổ biến, hơi na ná nhau, có 2 ngôn ngữ chính là Bắc Kinh và Quảng Đông. Kể từ thời nhà Hán thì người Hán đồng hóa các dân tộc khác của TQ, đã biến dân tộc Việt (cùng dân tộc với người Kinh ở VN) và các dân tộc khác (ở các nước Tề, Sở, Tần, Tấn...) thành người Hán. Văn hóa của người Hán, tinh thần Đại Hán cũng được khuếch trương khắp thế giới.

Trong khi đó, nước Ấn Độ có tất cả khoảng 330 thứ tiếng các dân tộc (22 ngôn ngữ đồng chính thức và 45 ngôn ngữ phổ biến), lại không có dân tộc nào đủ mạnh để đồng hóa các dân tộc khác. Vì thế mà Ấn Độ buộc phải theo thể chế dân chủ kể từ khi người Anh trao trả độc lập. Lẽ ra, sẽ tốt hơn cho sự phát triển của Ấn Độ là cứ làm thuộc địa của Anh, để có 1 thứ ngôn ngữ chung làm chuẩn. Chỉ có người Anh mới đủ mạnh để đàn áp các chủng tộc Ấn Độ. Chính vì sự quá đa dạng văn hóa, ngôn ngữ nên Ấn Độ thiếu sự thống nhất và kém phát triển hơn TQ, cho dù có thể chế dân chủ (được tự do kinh tế từ sớm). Khi còn là thuộc địa Anh thì nước Ấn Độ đã bao gồm cả Pakistan, Bangladesh.

Nhận xét