CÁC NƯỚC XHCN ĐÃ TỪNG PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Mấy hôm rồi nhiều bạn tiếc thương ông Fidel Castro, nhân tiện ca ngợi thời hoàng kim của Cuba những năm 197x với y tế và giáo dục miễn phí. Công bằng mà nói, không chỉ Cuba, mà nhiều nước trong hệ thống XHCN đã từng có thời hoàng kim giai đoạn 6x-7x. Điển hình là Đông Âu, LX, Đông Đức, Bắc Triều Tiên. Có TQ không trải qua giai đoạn hoàng kim ấy là do Mao quá cực tả, duy ý chí đến phát cuồng (xem stt về Đại nhảy vọt mà mình đã viết) dẫn đến TQ bị khủng hoảng kinh tế. Còn Campuchia và VN thì có chiến tranh nên cũng không có được giai đoạn rực rỡ đó.

Nguyên nhân của sự phát triển rồi đi đến thoái trào cuối thập kỷ 198x là vấn đề mà mình thắc mắc lâu nay. Chính vì sự phát triển này mà ngày xưa nhiều người tin tưởng vào CNXH, họ lấy LX và Đông Âu làm khuôn mẫu cho sự phát triển. LX đã có tốc độ phát triển khoảng 6%/năm trong 30 năm. Thậm chí, có thời điểm LX đã lạc quan cho là họ đã gần tới CNCS rồi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển rực rỡ đó và tại sao bây giờ lại không thể tiếp tục phát triển?

Nước CS nào cũng trải qua mấy giai đoạn. Đầu tiên là CƯỚP chính quyền. Rồi đến đấu tranh giai cấp, tiêu diệt giai cấp đối lập (kẻ thù của nhân dân), biến giai cấp công nông trở thành lãnh đạo đất nước. Người ta thu phục nhân tâm bằng các biện pháp dân túy như cải cách ruộng đất, lấy ruộng đất, tài sản của địa chủ chia cho cần lao. Các phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục được miễn phí hoặc rất rẻ, để người dân có tinh thần làm việc. Nhìn thấy lợi ích trước mắt nên giai cấp cần lao sẵn sàng manh động, bảo gì cũng làm.

Nhưng ruộng đất sở hữu tư nhân đó chả tồn tại được lâu, tất cả đều phải góp chung vào HTX, bản chất là quốc hữu hóa ruộng đất và phương tiện sản xuất. Người dân đang làm chủ trở thành người làm thuê cho nhà nước. Chính vì phải làm thuê nhưng mức lương lại không được đàm phán nên nhà nước có thể huy động toàn bộ sức dân để xây dựng đất nước. Đại khái là dân phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi nhà nước. Đấy là lý do ban đầu dẫn đến kinh tế phát triển vượt bậc trong hàng chục năm.

Vì chính quyền có thể quản lý mọi mặt của xã hội nên dễ dàng ép buộc người dân phải từ nông dân trở thành công nhân, nghĩa là công nghiệp hóa cưỡng bức. Điều này cũng khiến cho tốc độ phát triển tăng nhanh chóng, vì nông dân thường có năng suất thấp không tận dụng được hết năng suất lao động, trong khi công nhân thì có năng suất cao hơn.

Chính quyền dùng tuyên truyền để kích động nhân dân hăng say lao động quên cả bản thân. Như phong trào "Mỗi người làm việc bằng 2" ở VN...Chính quyền đặt ra các kế hoạch, mục tiêu kinh tế 1 cách duy ý chí để gây áp lực với người lao động khiến họ phải "thi đua" làm việc nhiều hơn, vì đất nước. Đó cũng là lý do khiến tốc độ phát triển tăng nhanh.

Trong khoảng 20-30 năm, ở châu Âu là giai đoạn 1950-1980, các nước CS có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, chả kém gì các nước TBCN. Vậy tại sao các biện pháp đó là không còn ý nghĩa kể từ những năm 198x và các nước CS dần sụp đổ?

Đó là do các biện pháp quản lý kinh tế đó không bền vững, ít dựa vào quyền lợi của mỗi cá nhân làm nền tảng phát triển. Sở dĩ nói là "ít" là bởi vì người ta vẫn có những phần thưởng cho người lao động để khích lệ, như các bằng khen, huân huy chương, danh hiệu chiến sỹ thi đua, anh hùng lao động, nói chung phần thưởng chỉ thiên về tinh thần, vật chất không tương xứng với thành tích, vì thế mà không thể thành động lực.

Người lao động nhận thấy là họ chỉ nhận được cái bánh vẽ. Họ có tích cực làm việc, cải tiến phương thức sản xuất, thì thu nhập của họ cơ bản vẫn thế, vì lương chủ yếu theo ngạch bậc, thâm niên, bằng cấp. Vì không có động cơ nên năng suất lao động ngày càng kém, thời gian đầu năng suất vẫn cao vì dân còn bị tuyên truyền kích động. Người lao động sẽ có xu hướng gian dối để đạt chỉ tiêu.

Các kế hoạch kinh tế chủ yếu là duy ý chí, không dựa trên nhu cầu thực tế nên nhanh chóng bị phá sản, có mặt hàng thì thừa, mặt hàng thì thiếu. Có thời điểm, công nhân phải nhận lương bằng lốp xe, bằng phân hóa học..., vì hàng họ sản xuất ra không tiêu thụ được.

Nhà nước tận dụng sức lao động giá siêu rẻ của người lao động chỉ đến giới hạn. Khi họ đói khát quá thì năng suất lao động sẽ kém. Trừ giai đoạn hoàng kim 197x ở Đông Âu và LX thì dân các nước XHCN chết đói rất nhiều, đa số là suy dinh dưỡng.

Vì cần lao, vốn có nền tảng nhận thức và giáo dục kém hơi giai cấp tinh hoa đã bị tiêu diệt, mà lại làm lãnh đạo đất nước, nên không tránh khỏi việc quản lý yếu kém ở bộ máy công chức.

Vì là nhà nước toàn trị (cai trị mọi mặt của xã hội) nên không có cơ chế độc lập cho hành pháp, tư pháp, lập pháp, dẫn đến quyền lực bị lạm dụng, áp đặt. Quyền lực tuyệt đối dẫn tới tha hóa tuyệt đối, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng tích tụ, bất công ngày một nhiều, chính quyền không thể kiểm soát được tham nhũng. Vì thế nên kinh tế ắt phải đi xuống.

Vì phúc lợi xã hội cao, nhiều thứ miễn phí, bộ máy chính quyền thì ngày càng phình to, trong khi năng suất lao động lại ngày càng thấp, người dân có tâm lý ỉ lại vào chính quyền hoặc viện trợ, không có động cơ để làm việc, khiến cho ngân sách bị quá tải. Nền kinh tế ngày càng đi xuống khiến cho xã hội trở nên hỗn loạn và người dân đứng lên giành chính quyền, nếu có cơ hội, như mình đã viết ở mấy stt trước.

Tất cả các yếu điểm kể trên chỉ bộc lộ và gây hậu quả nghiêm trọng sau vài chục năm nên các QG CS phải trả giá khá muộn. Chỉ có TQ kịp thời nhận là những yếu điểm về quản lý kinh tế của các nước CNXH nên đã cải cách để thoát hiểm. VN nhìn tấm gương TQ để học theo nên hiện vẫn lay lắt do học cũng không tới nơi tới chốn.

Sức cản lớn nhất để VN không thể thay đổi chính là do ngày xưa có tấm gương LX, bây giờ lại có tấm gương TQ, nên người ta vẫn hi vọng vào 1 ngày mai tươi sáng hơn ở chế độ CS.

Stt tiếp theo có thể mình sẽ nói về TQ.

Nhận xét