CHUNG CƯ VÀ Ô TÔ ĐIỆN

Hiện tại VIN đang rất thành công với việc phát triển BĐS. Có lẽ mảng BĐS đang nuôi tất cả các lĩnh vực khác của họ. VIN thành công chủ yếu dựa vào lợi thế vị trí trung tâm của các dự án. Dự án xa trung tâm nhất của họ là Vinhomes Long Biên, nhưng cũng là rất gần, nếu so với phân khúc biệt thự cao cấp.

VIN làm khác với đa số các doanh nghiệp BĐS khác, họ chủ yếu nhắm vào các khu đất trung tâm của các nhà máy cũ phải di dời, ít va vào các dự án phải đền bù GPMB trực tiếp với dân. Như dự án phải giải tỏa chung cư Eden trong SG là 1 trong ít dự án phải đàm phán với dân, khiến tiến độ bị tắc khá lâu. Đàm phán với doanh nghiệp chủ đất đơn giản hơn nhiều, vì dễ thỏa thuận abc các cái. Dự án ở trung tâm cũng rất tốn kém cho những chi phí thiếu minh bạch như chạy mật độ XD, chiều cao...Nhưng nếu xử lý được thì rất ngon, không bao giờ lo ế hàng.

Nhiều người bảo VIN quản lý XD tốt, dịch vụ chuyên nghiệp. Đúng vậy, nhưng nhiều doanh nghiệp khác cũng làm được điều đó, nhất là doanh nghiệp miền Nam hay nước ngoài. Đó không phải là lợi thế cạnh tranh. Nếu có, thì chỉ ở HN, khi so với HUD, Vinaconex, Sông Đà...Không có tuổi gì so với Tây.

Chất lượng XD của VIN chỉ ở mức trung bình, không có gì nổi bật so với các dự án cùng phân khúc. Chất lượng tk thì ở mức trung bình trở lại, tùy dự án. Nhưng PR là thế mạnh của họ khiến các điểm yếu bị lu mờ. Chẳng hạn như họ kiếm được cái giải thưởng quản lý BĐS tốt do 1 tờ báo ất ơ nào đó bên Sing trao tặng, khiến cư dân VN hớn hở cứ như chung cư của VIN đã được dán tem chất lượng! Nhưng lợi thế tuyên truyền đó đang dần mất đi sức mạnh. Vì dân đã khôn ra nhiều rồi.

Tóm lại, lợi thế cạnh tranh nhất của VIN là xử lý "các mối quan hệ" với chính quyền. VIN thường tránh đàm phán với dân, thích làm ăn với nhà nước hơn. Lợi thế này của VIN là số 1, doanh nghiệp nước ngoài cũng thua, vì họ không thể chạy dự án được, không dám chi những khoản tiền lớn thiếu minh bạch.

Thế còn ô tô điện?

Ngành này mới toe, thậm chí so với thế giới, VIN khá liều mạng khi đi tắt đón đầu. Đây là ngành công nghệ, lắp ráp, chế tạo. Lợi thế cạnh tranh "quan hệ" của VIN không còn mấy giá trị, ngoại trừ việc có thể can thiệp vào chính sách bảo hộ sản phẩm. Nhưng việc đó bây giờ không đơn giản nữa, vì VN đang bị sức ép hội nhập, phải dỡ bỏ các rào cản thương mại quốc tế, lại ở thế yếu.

Nhiều bạn quá đề cao yếu tố kinh nghiệm, mình thì lại không đặt nặng chuyện đó quá. Vì ngay cả BĐS thì VIN vẫn thành công với kinh nghiệm bán mì gói. Thực tế là họ chả có kinh nghiệm quái gì với mọi lĩnh vực đang kinh doanh. Bây giờ kinh nghiệm của DN không quan trọng bằng kinh nghiệm của các nhân sự của DN đó. Săn đầu người cũng dễ thôi.

Lợi thế cạnh tranh bằng PR của VIN đối với ô tô cũng khó phát huy, không dễ mà mị dân để mua ô tô, vì đó là sản phẩm liên quan nhiều đến sinh mạng, nhất là với sản phẩm cao cấp.

Rủi ro nhất của VIN là phải đối đầu với toàn ông lớn nước ngoài, trong khi BĐS thì không hề bị. Đối đầu với Trường Hải đã mệt rồi.

Việc nhảy vào thị trường ô tô là bước đi táo bạo của VIN, dám từ bỏ lợi thế cạnh tranh truyền thống, nên nếu họ thành công thì mình đánh giá rất cao. Có lẽ sẽ xin vào đó làm bảo vệ cũng được.

Gửi các fan cuồng của VIN:

Yêu mù quáng 1 doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó là gián tiếp giết chết họ, vì họ sẽ không có áp lực thay đổi.

Ngày xưa nhà mình dùng internet của VNPT, từ hồi quay số 1260, sau đó bỏ sang FPT và 3-4 anh khác, vì thói cửa quyền của VNPT. Bây giờ mình lại quay lại dùng VNPT cáp quang, vì họ đã thay đổi.

Nhận xét