ĐẠI NHẢY VỌT VÀ PHONG TRÀO LÀM THỦY ĐIỆN

Phong trào đại nhảy vọt là từ thời Mao Trạch Đông, ông này muốn phát triển kinh tế TQ theo kiểu duy ý chí. Năm 1958, Mao mong muốn sau 15 năm thì sản lượng thép của TQ phải nhiều hơn nước Anh. Thế là nhà nhà làm thép, người người làm thép, nguồn quặng không đủ thì lấy luôn cả cày bừa ra làm sắt phế để đúc thép cho đủ sản lượng mà lãnh tụ đặt ra. Thiếu nhiên liệu để nấu thép thì phá rừng lấy củi đun. Kết quả là sản lượng thép tăng vọt mà chất lượng lại quá thấp, chả dùng làm gì được. Đấy là ví dụ điển hình nhất về phong trào đại nhảy vọt. Về nông nghiệp thì Mao muốn ruộng lúa sản lượng cao, người đứng lên mà cây lúa không đổ được vì dầy quá. Thế là nông dân phải gieo hạt thật dày để mật độ lúa cao.

Kết quả của đại nhảy vọt là đại thụt lùi, chết đói mấy chục triệu (20-43 triệu) người. Những ai phản đối kế hoạch đều bị thanh trừng. Lúc Mao chết rồi thì Đặng Tiểu Bình mới vực dậy được nền kinh tế TQ với thuyết Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.

VN cũng bị ảnh hưởng bởi TQ rất nhiều, nhục cái là đú theo bạn nhưng mà toàn đi sau cả chục năm đến vài chục năm. Điều hành kinh tế kiểu duy ý chí thì nước CS nào chả dính nhiều không kể siết, mọi người biết rồi. Phong trào làm thủy điện cũng là 1 biến tướng của Đại nhảy vọt nhưng không hoàn toàn duy ý chí mà có mùi kim tiền.

Mình nhớ cách đây độ 5-10 năm, VN thiếu điện nghiêm trọng, người ta đua nhau đi làm thủy điện, khắp cả nước. Lấy cớ là thủy điện là năng lượng sạch, nhưng bản chất là do nhà nước trợ vốn rất nhiều, được vay vốn với giá rất rẻ. Ngoài ra, được làm thủy điện thì nghiễm nhiên được phá rừng, nếu chỗ đó còn rừng. Mà phá được nhiều phết, do cái lòng hồ trữ nước diện tích rất rộng. Phá rừng là ăn đủ rồi, chưa kể tiền vốn vay giá rẻ thì có thể dùng làm việc khác, thậm chí cho vay lại cũng lời. Vì thế nên hiệu quả phát điện chỉ là thứ yếu thôi. Xây đập thủy điện khá tốn kém, nhưng lại ngầm, bố ai kiểm soát chất lượng được, nên thổi giá rất tốt.

Thủy điện Hố Hô chỉ là phần chẳng may bị nổi lên của tảng băng khi người ta "khám phá" ra rằng nó chả có giá trị quái gì đáng kể về việc phát điện cũng như thủy lợi, thậm chí còn làm cho lụt lội trở nên bất ngờ hơn do xả lũ đột ngột. Liệu nó có thành con dê tế thần không? Hình như bây giờ lại đang có phong trào làm phong điện, điện mặt trời, nông nghiệp sạch, được trợ vốn khá. Liệu lịch sử có lặp lại không khi mà không thể kiếm soát được phong trào làm thật hay làm giả?

Trong ảnh là nông dân TQ thi đua sản xuất thép thủ công

Nhận xét