TẠI SAO KỊCH BẢN ĐÔNG ÂU LẠI KHÔNG THỂ XẢY RA Ở VIỆT NAM?

CS Đông Âu sụp đổ bắt đầu từ Ba Lan và cuối cùng là LX, nơi mà nó xuất hiện với vai trò nhà nước toàn trị đầu tiên. CS Đông Âu sụp đổ là cảm hứng cho phe DC ở các nước CS còn lại, trong đó có VN. Nhiều người hi vọng vào kịch bản tương tự sẽ xảy ra ở VN. Nhưng theo mình, nếu điều đó xảy ra, thì nó đã diễn ra vào giai đoạn 87-91 rồi, sụp đổ theo dây chuyền như domino. Nhưng thực tế, điều đó không xảy ra, lý do chính là do CS TQ vẫn vững vàng và CS VN đã vội bám vào cái phao đó để thoát thân. Kể từ đó, TQ là khuôn mẫu để VN noi theo, 2 bên gác lại quá khứ (giết nhau) để cùng duy trì ý thức hệ. Vậy trong tương lai, kịch bản Đông Âu liệu có thể xảy ra ở VN? Theo mình là cực khó, vì các lý do sau.

1. Về kinh tế

Thời điểm 89-91, kinh tế Đông Âu khủng hoảng nặng nề và không có cơ hội sửa chữa, do đầu tàu LX quá cứng nhắc, bảo thủ. Đến khi Gorbachev lên làm TBT rồi TT LX thì sự thay đổi đã quá muộn và quá sốc, khiến sự sụp đổ đến nhanh hơn.

Kinh tế đói khát là dễ kích động quần chúng nổi dậy nhất. Nhưng sự đói khát phải đủ nhiều, đánh thức được cái dạ dày của mỗi người khiến họ thức tỉnh. Cách mạng tháng 8 thành công cũng 1 phần dựa vào nạn đói năm 45.

Nhưng kinh tế VN bây giờ tuy có trì trệ nhưng dân lại vẫn đủ ăn, không ai đói. Cần lao vẫn có iPhone (có thể đời cổ) để chém gió FB, chiều nào cũng đi nhậu, là không muốn nổi dậy rồi. Kể ra cũng chán ghét chế độ, nhưng kệ mẹ bọn khác đấu tranh, mình cứ ổn định kiếm cắn là được. Thế là loại bỏ nguyên nhân kinh tế, ít nhất là 5-10 năm nữa, kinh tế vẫn cứ dặt dẹo, nhưng vẫn không đến mức khủng hoảng, lúc khó khăn quá thì TQ sẽ bơm tiền (nếu còn).

2. Về tôn giáo

Đông Âu, trừ LX, đa phần là con chiên ngoan đạo, đặc biệt là Ba Lan, Giáo hoàng lúc đó là người Ba Lan. Thiên chúa giáo là tôn giáo có tổ chức chặt chẽ, đủ để đối đầu với nhà nước toàn trị, nếu giáo dân đủ đông. Giáo hoàng John Paul II góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của CS Ba Lan.

Công giáo ở VN cũng có tổ chức chặt chẽ, nhưng tỷ lệ giáo dân lại thấp. Theo số liệu năm 2008 thì chỉ chiếm gần 8% dân số. Mình để ý, trừ 1 số vùng đạo gốc như Bùi Chu, Phát Diệm và 1 số địa phương nông thôn có giáo dân tập trung đông, còn đa số giáo dân ở các đô thị miền Bắc không phải là những con chiên sẵn sàng tử vì đạo. Nghe nói, mấy vụ giáo dân biểu tình ở Thái Hà phải "điều" giáo dân ở các vùng ven về hiệp thông, chứ giáo dân HN không chiếm đa số. Thiên chúa giáo miền Nam mạnh hơn nhiều nhưng với tổng số giáo dân cả nước là khoảng 7 triệu, mà trừ đi trẻ vị thành niên thì cũng chỉ đông hơn tổng số đảng viên 1 chút, hoàn toàn không phải là thế lực đủ mạnh để làm CM. Đảng ta cũng nhận thức được sự nguy hiểm của TCG nên cũng đề phòng cẩn mật, AE AN và Tuyên giáo phối hợp nhịp nhàng để dìm hàng tôn giáo này triệt để. Ngoài ra TCG VN lại bị cái tiếng thân Pháp, "phản quốc", nên bị nhiều người ngoại đạo ghét.

Các tôn giáo khác thì có nhánh Hòa Hảo thuần túy, Phật giáo VN thống nhất, cũng đối lập với chính quyền nhưng lượng tín đồ quá ít, không gây ảnh hưởng được. Các tôn giáo khác nhìn chung đều có chi bộ đảng bên trong! Ngoài tôn giáo ra thì cũng chả có hội nhóm nào có khả năng tập hợp quần chúng được độ 500 người. Chế độ toàn trị nó thế.

3. Về lịch sử, văn hóa và dân trí

Các nước Đông Âu trước khi bị CS hóa (từ khoảng năm 47-48) thì nhìn chung đều văn minh và dân chủ hơn VN cùng thời. Ngay cả thời trung cổ, chế độ quân chủ châu Âu cũng dân chủ hơn ở TQ và VN (bản sao của TQ). Ở châu Âu làm gì có Khổng Nho, bắt người ta phải trung quân ái quốc hơn cả với bố mẹ mình. Nhìn chung, vua quan ở châu Âu vốn bình đẳng với dân hơn ở TQ và VN. Hơn nữa, dân Tây Âu và Bắc Âu vốn được hưởng nền DC và CH sớm nhất thế giới, từ trước công nguyên, sẽ có ảnh hưởng đến Đông Âu. Về mức độ dân chủ ở châu Âu có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, các nước CH Trung Á thuộc LX cũ thì dân lẫn quan cũng chả biết gì về DC, không khác VN, TQ và hiện giờ đa số vẫn dưới chế độ độc tài.

Chế độ CS khá gần gũi với chế độ quân chủ chuyên chế kiểu TQ, nên tuy là sản phẩm nhập khẩu nhưng nó lại bám rễ chặt ở TQ và VN hơn là ở Đông Âu.

Với lịch sử như vậy, sự hiểu biết, nhận thức về DC của dân Đông Âu cao hơn ở VN nhiều. Đông Âu cũng từng phát triển kinh tế cao hơn VN vài chục năm nên dân trí (gồm cả quan trí) nói chung vẫn cao hơn VN nhiều lần. Vì vậy mà nhu cầu đòi DC ở Đông Âu mạnh mẽ hơn ở VN. Dân VN còn có truyền thống thiên tả, "lá lành đùm lá rách" chính là thiên tả, với tâm lý dựa dẫm và cào bằng, trong khi dân châu Âu vốn có tư duy độc lập.

Về lịch sử hình thành chế độ CS Đông Âu, trừ LX ra, thì phần còn lại là do bị cưỡng ép mà có. Bản chất là do LX thôn tính Đông Âu sau thế chiến, rồi 2-3 năm sau mới dựng lên chính quyền CS. Chỉ có CS Nam Tư là khá độc lập với LX. Chính vì thế, chế độ CS ở Đông Âu không bám rễ được vào quần chúng, vì chỉ là sản phẩm bù nhìn.

Đặc biệt nhất là Ba Lan còn có mối thù với LX do quá khứ bị xâm lược, lại có nền tảng cánh hữu từ trước 45 nên chế độ CS dễ dàng tự sụp đổ êm ái thông qua bầu cử, do CS tự diễn biến. Cũng vì thế là Ba Lan hiện nay có kinh tế phát triển nhất Đông Âu.

Còn ở VN thì khác, CNCS vào VN là do người VN chủ động nhập khẩu. Năm 45, đảng CS VN không dựa vào LX hay TQ để giành độc lập. Sau đó, đảng CS lại lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ thành công, khiến cho uy tín của đảng rất cao trong 1 bộ phận dân chúng. Nói cách khác CNCS ở VN được nhào trộn với CN dân tộc, nên cái xấu của nó được che lấp bởi tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, vốn là truyền thống của người Việt. Đến khi hòa bình thì những khiếm khuyết của CNCS mới lộ rõ nhưng vì chiến tranh kéo dài quá lâu nên người mang ơn, sống dựa vào chế độ vẫn đông hơn người nhận thức được mặt xấu của chế độ.

Nói tóm lại, CS VN bám rễ chặt vào quần chúng hơn là CS Đông Âu, đó là 1 lý do khiến chế độ không sụp vào năm 89-91, cho dù dân cũng đói khát. Nói chung, chiến tranh vệ quốc là cơ hội tốt để duy trì chế độ CS.

4. Tác động từ bên ngoài

Giai đoạn 85-91, chính quyền Reagan tác động cực mạnh đến Đông Âu, CM Ba Lan xảy ra sau chuyến viếng thăm của Giáo hoàng và TT Mỹ. Khi thay đổi chế độ ở Ba Lan, Mỹ đã bơm vốn rất mạnh để khôi phục kinh tế.

Mỹ cũng chạy đua vũ tranh (chiến tranh giữa các vì sao - phòng thủ tên lửa) với LX khiến LX kiệt quệ ngân sách.

LX lúc đó đã rất yếu, đã không hề can thiệp vào các cuộc CM màu ở Đông Âu cho dù vẫn đóng quân ở các nước đó và khối Warszawa vẫn còn hoạt động (tương trợ an ninh quốc phòng ở Đông Âu). Lính LX khi đó bị cấm trại, khác hoàn toàn với giai đoạn 5x-6x quân LX từng đàn áp CM dân chủ ở Tiệp và Hung. Vì thế mà CM Đông Âu hầu như không đổ máu, vì chính quyền CS mỗi nước đã bị diễn biến cả rồi. Duy nhất ở Rumani, CM bạo lực đã giết chết lãnh tụ Ceaucescu.

Còn ở VN thì khác, Mỹ không còn tác động mạnh, còn TQ lại quá mạnh, sẵn sàng can thiệp quân sự nếu được phía CS VN yêu cầu. TQ còn có luật cho phép điều này xảy ra.

5. Tác động từ bên trong thể chế

AEQL CS Đông Âu và LX nhìn chung đều tự diễn biến, chán ghét chế độ CS, đặc biệt là TT LX Gorbachev, ông này bị thế giới CS coi là tội đồ làm sụp đổ hệ thống, nhưng lại được phương Tây coi như người hùng, khiến thế giới thoát khỏi chiến tranh lạnh. CS Ba Lan chấp nhận nhượng bộ người dân để có bầu cử tự do. Chính quyền CS các nước Đông Âu khác cũng chỉ chống cự yếu ớt trước đấu tranh của nhân dân, không có đàn áp bằng bạo lực đáng kể.

Trong khi đó, AEQL VN tuy cũng suy thoái tư tưởng rất nhiều, mất lòng tin vào CNXH, nhưng họ lại có 1 sợi dây ràng buộc khác mà Đông Âu không có, đó là quyền lợi gắn bó chặt chẽ với tiền bạc. Đông Âu khi đó chưa có thị trường tự do nên AEQL cũng đói khát chả kém gì dân, nên quyền lợi không gắn chặt với chế độ.

Ngoài AEQL thì thân nhân và sân sau của họ cũng được hưởng lợi từ thể chế nên tạo thành bức tường thành bảo vệ chế độ. Các công chức cấp dưới, tùy quyền lực, mà cũng như vậy. Hiện tại, thành phần này bảo vệ chế độ bằng sức mạnh mềm, ngăn cản những tiếng nói phản biện thông qua đấu tố, răn đe.

Như vậy, khả năng kịch bản Đông Âu lặp lại ở VN rất là khó, ít ra là tương lai gần, sau 10 năm nữa thì không biết. Mình viết stt này để nhiều AE DC bớt ảo tưởng, tránh cực đoan, để đỡ tổn thất.

#khoahocchinhtriDQC

Nhận xét