CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA VNDCCH TRONG TÌNH THẾ "NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC" NĂM 46

Giai đoạn 45-46, chính quyền non trẻ VNDCH trong tình thế "thù trong giặc ngoài", nhưng cuối cùng vẫn tồn tại để đi đến toàn thắng. Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn phức tạp nhất của chế độ, thường được sách sử chính thống coi như 1 thắng lợi thần kỳ với khả năng ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt để vượt qua khó khăn với cả thù trong (các phe phái đối lập trong nước) và giặc ngoài (quân Tưởng và quân Pháp). Nó thể hiện sự chủ động, độc lập và tài ngoại giao khôn khéo của CT HCM và VM. Sau khi nghiên cứu 1 số tài liệu do người Pháp và 1 số nhân vật không CS viết thì mình thấy không hoàn toàn như thế. Có những vấn đề phía VM hoàn toàn bị động, buộc phải nương theo thời thế, chứ không phải chủ động hoàn toàn.

Thứ nhất là việc thay đổi chính phủ. Kể từ cách mạng tháng 8 đến tháng 11/1946, ở VN (thực ra chỉ là bắc vĩ tuyến 16) có đến 4 chính phủ thay phiên nhau. Chỉ có chính phủ đầu tiên, khí CM vừa thành công, là CP Cách mạng lâm thời và CP cuối cùng, là CP Liên hiệp quốc dân, khi chuẩn bị kháng chiến chống Pháp, thì VM mới hoàn toàn chủ động về nhân sự, bao gồm toàn nhưng người thuộc VM hoặc thân VM. Còn CP thứ 2 là CP Liên hiệp lâm thời thành lập do sức ép của quân Tưởng khi bắt đầu sang giải giáp Nhật. CP thứ 3 là CP Liên hiệp kháng chiến cũng là do quân Tưởng gây sức ép trước khi rút khỏi VN.

Thứ 2 là việc hòa hoãn với quân Tưởng. Việc hòa hoãn này cũng hoàn toàn bị động, nương theo chiều gió, vì không có cửa gì chống lại. Khi quân Tưởng mới sang thì VM phải dùng tiền vàng, có được từ tuần lễ vàng, đút lót cho Tiêu Văn và Lư Hán để mong được yên ổn và sau này để quân Tưởng chịu về nước. Tuy nhiên, đảng Việt Quốc và Việt Cách có theo chân quân Tưởng từ TQ về VN, cũng là những đảng phái lớn, có ảnh hưởng từ trước nên không chấp nhận VM 1 mình 1 mâm. VM buộc phải chia sẽ quyền lực cho 2 đảng này.

Thứ 3 là việc hòa hoãn với quân Pháp. Pháp muốn ra Bắc thay quân Tưởng, họ coi quân Tưởng là trở ngại chính, còn VM chỉ là phụ. Nên Pháp chủ động ký Hiệp định Trùng Khánh với Tưởng, chấp nhận trả lại nhượng địa Quảng châu loan và đường sắt Vân Nam cho Tưởng. Đổi lại, Tưởng đồng ý để Pháp thay thế ở Bắc Đông Dương. Việc quân Pháp quyết định ký HĐ Sơ bộ với VNDCCH có 2 lý do.

Lý do thứ nhất là từ phía TQ. Tưởng yêu cầu Pháp phải ký Hiệp định với 1 CP của VNDCCH, chính phủ đó được thành lập cấp tốc, là chính phủ thứ 3 nêu trên. CP đó phải là liên hiệp đa thành phần, không chống TQ, để tránh việc khi quân Pháp ra Bắc thì Hoa kiều và những thành phần thân TQ (Việt Quốc, Việt Cách) bị đàn áp. Nói cách khác là TQ cần có 1 vùng đệm không chống TQ ở Bắc Việt.

Lý do thứ 2 là từ phía Pháp. Người Pháp không hề muốn tốn xương máu khi ra Bắc lại phải đánh nhau với VM. Pháp cũng muốn ký HĐ với 1 CP liên hiệp, để làm giảm vai trò của VM và họ cũng không muốn CP đó hoàn toàn là CS. Còn lý do thứ 3 đến từ phía VM, tức là VM muốn hòa hoãn để xây dựng lực lượng thực ra chỉ là thứ yếu, uốn theo chiều gió mà thôi, chứ không phải do VM chủ động nghĩ ra. Ông Giáp đã nói trước người dân miền Bắc là "Ta không ký HĐ Sơ bộ thì quân Pháp vẫn cứ ra Bắc..."

Hiệp định Sơ bộ ký với Pháp là cơ hội để VM tiêu diệt phe phái đối lập thân TQ (Việt Quốc, Việt Cách) và thân Nhật (Đại Việt) với lý do các phe phái trên chống lại Hiệp định Sơ bộ, không chấp nhận nhân nhượng với Pháp. Điều này phía TQ đã tính trước nhưng bất lực do cả Pháp và VN liên thủ hành động. Đây là động thái mà phía VM, chủ chốt là ông Võ Nguyên Giáp, chủ động tiến hành. Đỉnh điểm là vụ án Ôn Như Hầu, tiêu diệt cơ quan đầu não của Việc Quốc. Việc này lại được Pháp bật đèn xanh, thậm chí ngầm cung cấp vũ khí, vì Pháp cũng muốn tiêu diệt thành phần thân TQ.

Đấy là bối cảnh dẫn đến việc ký HĐ Sơ bộ 6-3-1946. HĐ có nội dung thế nào thì các bạn có thể Google. Đại khái là mỗi bên nhường nhau 1 tý, VN không được độc lập mà chỉ tự do trong LH Pháp và LB Đông Dương...Phân tiếp theo mình sẽ viết tiếp bối cảnh dẫn đến cuộc chiến tranh Đông Dương (Việt  - Pháp) 9 năm.

Trong ảnh là Lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tại 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Từ trái qua phải: Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám, Sainteny (đại diện bên Pháp và VN để ký HĐ), Pignon, Caput. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.

#VNSLDQC

Nhận xét