VN THOÁT TRUNG LẦN THỨ NHẤT

Sau khi HN bị thất thủ lần thứ 2, vua Tự Đức đã cho sứ thần đi cầu viện Mỹ và Phổ, là những nước đã có chiến tranh với Pháp, nhưng không thành công. Ông đã cho Phạm Thận Duật sang cầu cứu nhà Thanh. Hai vạn quân Thanh kéo sang Bắc Kỳ đóng tại Lạng Sơn, Sơn Tây, Bắc Ninh và đã đánh nhau với quân Pháp khá ác liệt tại Sơn Tây và Bắc Ninh.

Pháp cử trung tá Fournier đàm phán với tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương. Quân Thanh đồng ý rút quân về và đồng ý cho Pháp được chủ động mọi việc ở Việt Nam.

Công sứ Pháp tại TQ là Patenotre sang VN để ký hoà ước Patenotre (Giáp Tuất) 1884 với nhà Nguyễn. Đại diện triều đình là Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật và Tôn Thất Phan. Hoà ước này là hiệp ước cuối cùng mà VN ký với Pháp, xác lập chế độ bảo hộ tại Bắc và Trung Kỳ. Vì người Pháp sẽ thay thế TQ bảo hộ VN nên Patenotre đòi nhà Nguyễn phải nộp lại cái ấn do nhà Thanh ban cho vua Gia Long khi ông cầu phong hồi mới lên ngôi. Nguyễn Văn Tường cực lực phản đối.

Chiếc ấn này từ thời Gia Long chỉ được dùng để đóng vào các văn bản giao dịch với nhà Thanh, còn các việc khác thì các vua Nguyễn sử dụng ấn khác. Ấn này chỉ là ấn Việt Nam quốc vương, nhưng thực tế Gia Long vẫn xưng đế ở trong nước. Chiếc ấn hình vuông cạnh dài 111mm dầy  2,7 cm bằng bạc mạ vàng, nặng 5,9kg tay cầm hình còn lạc đà, thể hiện sự phụ thuộc của VN vào TQ. Các loại ấn khác của TQ có tay cầm hình rồng, hổ, phượng, gấu, hạc...là những con vật cao quý, dũng mãnh.

Người Pháp muốn phía VN nộp lại ấn này để người Pháp lưu trữ nhưng vì Nguyễn Văn Tường không chấp nhận nên 2 bên thống nhất là đem nung để huỷ chiếc ấn vào ngày ký hiệp ước. Tuy nhiên, sau khi ký hoà ước, quân Thanh vẫn không chịu rút quân, hai bên vẫn đánh nhau ác liệt. Quân Pháp phải kéo sang đánh tận Phúc Châu và Đài Loan buộc nhà Thanh phải ký hiệp ước Thiên Tân 1 năm sau, chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp ở VN. VN lần đầu tiên thoát khỏi quyền bảo hộ của TQ kể từ đó.

Nhận xét