PHÂN LOẠI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN

Trước mình đã có tút phân loại về AE DLV và bò đỏ, sẽ bất công nếu không có tút phân loại thành phần đối lập là thành phần bất đồng chính kiến. Ở đây mình gọi chung là phản động (PĐ) cho nó nhanh, chứ thực ra định nghĩa PĐ 1 cách chính thống của đảng và NN nó hơi khác 1 tý. Thành phần bất đồng chính kiến là những người thường có nhiều bất đồng quan điểm với chính quyền hiện tại, mà cơ quan CA và AE DLV, tuyên giáo gọi là bọn bất mãn (thì mới hay phê phán, chống đối chính quyền!). Mình phân loại ở đây không có ý phân biệt đối xử hay miệt thị nhóm nào, chỉ là để thấy sự phân hóa mạnh trong giới bất đồng chính kiến, đây chính là điểm yếu mà cơ quan CA, tuyên giáo, nắm bắt để gây chia rẽ, khiến những người bất đồng chính kiến không thể có tiếng nói chung, không đoàn kết, do đó sẽ không nguy hiểm cho chế độ. Sự phân chia dựa trên đặc điểm, quan điểm và tư tưởng của mỗi nhóm. Việc phân chia này hoàn toàn mang tính chủ quan, dựa trên kinh nghiệm đi cãi nhau khắp nơi của mình.

1. Thành phần chống cộng cực đoan, hay còn gọi là "bò vàng". Nhóm này căm thù chế độ CS đến xương tủy, thường do có nợ máu, thù nhà, nợ nước. Đa số có nguồn gốc VNCH, thường ở nam vĩ tuyến 17 hoặc là việt kiều. Quan điểm chung của nhóm này là phải tiêu diệt hết CS để dân chủ hóa đất nước. Nhưng nếu hỏi làm cách nào để có thể tiêu diệt hết CS thì họ lại không biết hoặc quay ra chửi dân là hèn, không dám vùng lên lật đổ chế độ!

2. Thành phần PĐ nhưng lại có nguồn gốc CS hoặc nằm trong bộ máy nhà nước CS, có thể là con em hoặc bản thân là cựu đảng viên CS, nhưng tự diễn biến đến độ công khai chống đối chế độ. Nhóm này cũng chia làm mấy nhóm nhỏ:

a. Tự diễn biến đến tận cùng, nên ly khai hoàn toàn với chế độ CS, nhận thức sâu sắc được những nhược điểm của chế độ từ quá khứ đến hiện tại.

b. Tự diễn biến nửa vời, tức là chán ghét chế độ hiện tại (mà mình gọi là CS nửa mùa, nền kinh tế con la), chống tham nhũng, bất công...nhưng lại vẫn tôn sùng chế độ CS trong quá khứ, nhất là giai đoạn 45-75. Thành phần này thường là cựu đảng viên.

c. Gần giống nhóm b nhưng chỉ tôn sùng 1 số lãnh tụ CS như bác Hồ, bác Giáp, hoặc tôn sùng anh bộ đội cụ Hồ. Thành phần này thường là cựu đảng viên hay cựu chiến binh hoặc con em họ.

3. Thành phần PĐ nhưng phe đ/c X. Họ cũng phê phán chế độ, nhưng chỉ phê phe bảo thủ, ủng hộ dân chủ hóa, cải cách trong nội bộ đảng. Nhiều người trong số họ vẫn là đảng viên, hơi diễn biến, thậm chí có chức quyền.

4. Thành phần PĐ nhưng thân đảng CS. Họ chống tham nhũng, nhóm lợi ích...thực ra là chống phe đ/c X. Nhưng không phải vì thế mà họ không có tư duy cải cách. Họ muốn cải cách chế độ, cải cách đảng, nói cách khác là muốn đảng thay đổi để tồn tại, thậm chí muốn lái đảng theo đường lối không còn là CS nữa.

5. Thành phần chống CS kiểu ôn hòa, muốn đấu tranh cho xã hội dân sự 1 cách công khai. Nhóm này chưa 2:

a. Không muốn sống chung với chế độ CS hoặc 1 biến tướng của CS.

b. Chấp nhận đảng CS như 1 thành phần trong nền chính trị đa đảng.

c. Nhóm có mục đích khai dân trí để chờ đợi sự thay đổi từ dưới lên.

6. Thành phần PĐ có nguồn gốc tôn giáo (Thiên chúa giáo, Phật giáo VN thống nhất, Hòa Hảo thuần túy...).

7. Gần đây mới xuất hiện thêm thành phần "cánh hữu", chống "cánh tả", đương nhiên bao gồm cả chống CS. Nhóm này có thể chửi tuốt tất cả các nhóm trên, nếu họ có xu hướng thiên tả, thậm chí chửi cả bọn tư bản dãy chết, thế lực thù địch, nếu họ thiên tả! Nhóm này có xu hướng chống luôn là Bắc Kỳ, vì cho là dân Bắc Kỳ có nhiều tật xấu và thường thiên tả! Nhóm này đa phần là trẻ trâu 8x, 9x.

Hiện tại mình mới nhớ đến đây. Ai nghĩ ra thêm thì cmt để mình bổ sung. Các nhóm trên vì có đặc điểm tư tưởng và nguồn gốc xuất thân khác nhau nên cũng đấu tranh với nhau, thậm chí chửi nhau như chó với mèo. Họ không chấp nhận được sự khác biệt của nhau để đi chung 1 con đường là dân chủ hóa đất nước cho dù mục đích cuối cùng đa phần là như vậy.

AE AN chắc cũng có cẩm nang tương tự trên để đâm bị thóc chọc bị gạo, khiến AE DC chửi nhau ngày này qua tháng khác rồi dựa vào sự bất hòa này để tuyên truyền về tương lai bất ổn của nền DC.

Nhận xét