CỘNG HÒA VÀ DÂN CHỦ - TẢN QUYỀN VÀ TẬP QUYỀN

Hôm nay mình có tranh luận với bạn Ngon Nguyen, "lãnh tụ kính yêu" ở group Viet xxx (xxx dài dài ngại gõ) về nội dung mà bạn ấy viết ở ảnh đính kèm. Nếu bạn này là cha căng chú kiết thì mình cũng mặc kệ, nhưng đây bạn ấy copy đoạn này để paste vào cmt bên stt nhà mình, nên mình mới ngứa mắt khi thấy nhưng sai sót, lệch lạc quá sơ đẳng đối với 1 "lãnh tụ" của phong trào cực hữu trẻ trâu. Ý bạn ấy muốn bào chữa là bạn ấy không ủng hộ nền DC, bạn ấy theo CH thôi! Mình tranh luận với bạn ấy và các con nhang cỡ 200cmt gì đó, tổng hợp lại đây cho mọi người tiện theo dõi.


Sự hiểu biết lệch lạc này cũng là bình thường với người Việt, vì kiến thức về khoa học chính trị không được dạy phổ thông, ở cấp ĐH mới dạy với môn Lý luận về nhà nước và pháp luật thì chủ yếu dạy về chế độ CS. Có lẽ chỉ các bạn học ĐH ngành luật mới được biết tương đối cụ thể. Trong khi đó, các khái niệm này đã được dạy từ năm lớp 9 (đệ tứ) dưới mái trường VNCH. Vì kiến thức này đã khá cổ xưa, từ vài trăm năm trước và được hoàn thiện vào khoảng giữa thế kỷ 20, nên mình thấy sách VNCH nói chung là không lạc hậu.
1. Cộng hòa và Dân chủ
Khái niệm Cộng hòa đã có từ thời La Mã, khi nước CH La Mã ra đời, triết gia Plato đã viết cuốn Cộng hòa từ thời đó. Một chế độ được xem là dân chủ là một chế độ trong ấy, trên phương diện pháp lý cũng như trong thực tế, chủ quyền thuộc về toàn dân. Một chế độ được gọi là cộng hòa là một chế độ trong ấy, không một nhà cầm quyền nào được chỉ định theo nguyên tắc thừa kế. Chế độ cộng hòa chống lại chính thể quân chủ. Nhận diện 1 cách dễ thấy là 1 chế độ không có vua thì là Cộng hòa.
Chế độ Cộng hòa nguyên thủy chưa có dân chủ hoàn toàn vì chỉ 1 nhóm dân được đi bầu (đàn ông có đóng thuế) và chỉ được bầu ứng viên trong 1 nhóm quý tộc. Đến thế kỷ 18 thì chế độ CH mới bao gồm nền DC tương đối đầy đủ vì người dân mới được tự do bầu cử và ứng cử. Nhưng qua thời gian, chế độ CH bị biến tướng đi nên chế độ CH hiện tại có thể kèm theo thể chế dân chủ (như Mỹ, Pháp, Đức...) hay độc tài (kiểu Iraq thời Hudsein, hay Libya thời Khaddafi) hoặc toàn trị cộng sản như Liên Xô cũ, TQ, VN, thậm chí Bắc Triều Tiên. BTT hiện là 1 nước theo chế độ CS trên hình thức lai với chế độ quân chủ. Tuy nhiên việc cha truyền con nối không được đưa vào hiến pháp, nên BTT vẫn được coi là 1 nước theo chế độ CH.
Các nước CS vẫn theo chế độ CH, bởi vì thực tế nguyên thủ và bộ máy nhà nước vẫn là do dân bầu, dân ở đây là 1 nhóm nhỏ các đảng viên. Các nước CH theo chế độ CS còn gọi là chế độ CH dân chủ nhân dân. Khái niệm DC ND ở đây được những người CS định nghĩa theo cách của họ, là chế độ dân chủ tập trung được hiểu đại khái là DC dựa trên các nhóm lãnh đạo, đúng như trong cuốn Trại súc vật có câu "Mọi con vật đều có quyền bình đẳng nhưng có 1 số con được bình đẳng hơn các con khác". Chẳng hạn, Bộ chính trị được quyền lựa chọn nguyên thủ và quyết định các chính sách quan trọng nhất, rồi đến TƯ đảng, rồi đến các cấp ủy đảng bé hơn, xuống đến cấp xã; quyết định, các chính sách ở cấp của mình quản lý. Các lựa chọn và quyết định của đảng nói trên được thông qua cơ quan dân cử đồng cấp 1 cách hình thức, như QH bầu CTN, TTg... Dân chủ tập trung là kiểu DC từ trên xuống, cấp ủy áp đặt chi bộ, cấp dưới không được tự do bầu chọn lãnh đạo cấp trên.
Chế độ CH ở các nước độc tài có cấu trúc dân chủ giả hiệu nhưng không tinh vi như ở các nước CH DC ND (CS). DC giả hiệu theo kiểu mua phiếu, bầu cử gian lận, cưỡng bức bầu cử hoặc tinh vi hơn 1 chút là dùng biện pháp dân túy. Điển hình là nước Nga hiện nay, tuy có phổ thông bầu cử nhưng vẫn bị coi là nước không có (ít có) DC.
Còn lại là các nước có chế độ CH đi kèm với nền DC, trong đó tất nhiên có cả nước Mỹ.
Nền DC được chia làm 3 loại: Dân chủ trực tiếp (trực trị), dân chủ đại diện (đại nghị) và dân chủ bán trực tiếp (bán trực trị).
DC trực tiếp là người dân được trực tiếp quyết định các chính sách của nhà nước thông qua bỏ phiếu (trưng cầu dân ý) và trực tiếp bầu ra nguyên thủ quốc gia. Kiểu DC này là dân chủ nhất, có từ thời cổ đại ở thành bang Athens. Nhưng sau thời gian, nó bộc lộ nhiều yếu điểm, đó là không thuận tiện với 1 nước lớn, dân đông, vì mọi chính sách lại phải huy động toàn dân (thực ra không bao gồm nô lệ và phụ nữ) bỏ phiếu, rất mất thời gian. Chính vì thế mà Athens sụp đổ và thay bằng CH La Mã. Tuy nhiên hiện nay Liên bang Thụy Sỹ vẫn còn áp dụng đa số hình thức DC trực tiếp này, vì đây là 1 nước nhỏ. DC trực tiếp còn có điều bất cập nữa là khi dân trí không đều thì đa số ngu dốt có thể quyết định thay thiếu số thông minh hơn.
Vì sự bất tiện đó, người ta mới nghĩ ra kiểu dân chủ thứ 2 là DC đại diện (đại nghị) có nghĩa là người dân được phổ thông đầu phiếu bầu ra những người đại diện cho mình, thay mặt mình trong 1 nhiệm kỳ để quyết định các chính sách và bầu ra các lãnh đạo nhà nước. Hầu hết các nước hiện nay theo chế độ dân chủ đại diện 1 cách thực tế hoặc hình thức. Các nước CH DC ND nói trên áp dụng chế độ DC đại diện 1 cách hình thức.Thật vậy, dân VN hiện nay cũng đi bầu đại biểu QH và HĐND, đó là những người đại diện nhân dân quyết định và lựa chọn các cấp lãnh đạo. Nhưng thực tế thì đảng CS (nói đúng hơn là cấp ủy đảng chứ không phải toàn bộ các đảng viên) mới là nhóm người quyết định tất cả. Mỹ là 1 nước CH DC đại diện. Đại diện ở đây là các đại cử tri và đại biểu QH lưỡng viện.
Kiểu DC thứ 3 là dân chủ bán trực tiếp, trộn lẫn giữa 2 kiểu kể trên. Tức là các nước CH này vẫn có nghị viện để đại diện nhân dân, nhưng khi cần thiết thì người ta vẫn tổ chức trưng cầu dân ý phổ thông để người dân trực tiếp quyết định 1 số chính sách quan trọng và dân được phổ thông đầu phiếu để bầu ra nguyên thủ. Các nước Tây Âu thường theo chế độ DC lưỡng tính kiểu này, bởi vì dân chủ trực tiếp chỉ thuận tiện cho nước nào có dân trí khá đồng đều và thuần nhất. Nước Mỹ có dân trí rất không đồng đều nên không phù hợp với DC kiểu trực tiếp hay thậm chí bán trực tiếp.
Ba kiểu dân chủ này không nhất thiết chỉ áp dụng cho chế độ CH mà có thể áp dụng cho chế độ quân chủ lập hiến. Chẳng hạn như nước Anh đang theo chế độ quân chủ lập hiến nhưng kèm với DC bán trực tiếp, thể hiện ở việc trưng cầu dân ý Brexit vừa rồi.
2. Tản quyền (phân quyền) và tập quyền
Đây là cách cách quản lý hành chính ở mỗi quốc gia, không phụ thuộc vào việc nó theo chế độ nào, cộng hòa hay quân chủ lập hiến, quân chủ chuyên chế hay độc tài, toàn trị.
Hiểu đơn giản, phân quyền là các địa phương, cấp bang ở các nước CH liên bang, hay cấp tỉnh ở TQ (to như 1 bang), hoặc nước CH tự trị như ở Nga, được quyền tự trị nhất định, tùy theo hiến pháp nước đó. Sự phân quyền có thể đồng đều ở tất cả các bang hoặc chỉ có 1 số tỉnh (nước CH) mới có quyền tự trị hơn các tỉnh (nước CH khác). Như ở Nga, hay TQ, thì sự tự trị này chủ yếu do vấn đề lịch sử và dân tộc có sự khác biệt quá lớn với các vùng khác. Các nước Liên bang điển hình là Liên Xô, Mỹ, Đức. Đông Dương thời Pháp thuộc cũng được gọi là liên bang bao gồm 3 vương quốc bảo hộ, 2 (3) lãnh thổ thuộc địa và nửa thuộc địa của Pháp.
Tập quyền là chính quyền trung ương nắm chủ yếu các quyền lực ở địa phương, kèm theo đó là quyền phân phối lại thu chi ở cac địa phương.
Nước VN thời Gia Long là dạng phong kiến tản quyền gồm Bắc Thành, Gia Định do 2 tổng trấn cai quản và miền Trung do vua trực trị, nhưng đến thời Minh Mạng thì xóa bỏ chế độ tản quyền, thành tập quyền (bỏ 2 tổng trấn). Nước TQ thời Xuân Thu Chiến Quốc là phong kiến tản quyền, thời nhà Tần là tập quyền.
Như vậy không phải chế độ CH mới có tản quyền dạng liên bang. TQ là 1 nước tản quyền khá đặc biệt vì 1 quốc gia có 2 chế độ DC và CS. Liên Xô cũng là 1 liên bang các nước CH XHCN. Nếu muốn theo chế độ CH mà khước từ nền DC thì chỉ có thể sống ở các nước CS, độc tài! Còn nếu chối bỏ nền DC trực tiếp thì chả có gì khó, vì chỉ cần đừng sống ở Thụy Sỹ.
Tập quyền hay tản quyền đều có cái hay cái dở, tùy thuộc vào sự khác biệt về dân tộc, văn hóa, lịch sử, kinh tế của từng vùng. Người Pháp từng "chia để trị" VN thành 3 kỳ, không phải không có lý do về mặt khoa học chính trị chứ không thuần túy thực dân. Mình đã từng đề xuất chia lại VN thành 3 bang như vậy.
Tản quyền hay tập quyền còn có thể hiểu theo nghĩa tập trung hay phân tán quyền lực chính trị. Với cách hiểu này thì thể chế quân chủ chuyên chế, độc tài hay toàn trị được coi là tập quyền nhiều nhất, thể chế DC là phân quyền nhiều nhất. Ngay cả với thể chế dân chủ cũng có kiểu tập trung quyền lực hơn vào Tổng thống hay thủ tướng hoặc chia sẻ cho quốc hội. Đây là vấn đề khác, khá dài dòng, sẽ viết sau nếu thấy cần.

Nhận xét