CON ĐƯỜNG NÀO CHO CÁNH HỮU VIỆT NAM?


Khác với ở Tây Âu, Mỹ, Nhật và các nước tư bản khác, VN không có nền tảng cánh hữu trong quá khứ. Chính vì thế, phần đông người Việt không có khái niệm gì về cánh hữu mà gần gũi với cánh tả hay cực tả (cộng sản) hơn. Ở Tây Âu, Mỹ, Nhật...cánh hữu bám rễ rất sâu vì có lịch sử phát triển lâu đời. Cánh hữu ở các nước đó phát triển từ giới tinh hoa, quý tộc, thương gia và bị ảnh hưởng bởi giới tăng lữ (đạo Thiên chúa), cánh hữu ở các nước đó xuất hiện trước cánh tả. Còn cánh tả thì phát triển từ giới cần lao kể từ khi có cánh mạng công nghiệp. Hai cánh ở phương Tây và Nhật (là nước châu Á bị ảnh hưởng bởi phương Tây nhất) có sự phát triển tương đối cân bằng, mạnh yếu tùy từng nước và đấu tranh với nhau để cùng phát triển và luân phiên nhau cầm quyền (Nhật thì không thấy có cánh tả nắm quyền).
Trong khi đó, ở VN thì giới quý tộc nhà Nguyễn không có sức ảnh hưởng do bị lật đổ, bôi nhọ trong thời gian dài và do triều đình để mất nước quá lâu. Phe hữu không kịp xuất hiện ở miền Bắc, thay vào đó là CNCS. Cánh hữu nắm quyền ở Nam VN lần đầu tiên chính là nền đệ nhất VNCH và xuất hiện sau khi Việt Minh nắm quyền. Anh em ông Diệm điều hành nền đệ nhất CH tương đối giống với cách ông Lý Quang Diệu điều hành Singapore, với nhiều đặc điểm của cánh tả (xem stt đính kèm để biết chi tiết). Đệ nhất VNCH có nền kinh tế tự do, tự do tư tưởng và giáo dục nhưng hạn chế ngôn luận và chính trị. Đảng Cần lao Nhân vị của ông Nhu có nhiều điểm học theo đảng CS (cánh tả). Không may cho anh em ông Diệm và nước VN, nếu 2 ông không bị lật đổ thì Nam VN có thể có hi vọng được như Sing vì con đường của ông Diệm mở ra rất giống với con đường của ông Lý.
Đệ nhị CH lại là chính quyền thiên tả, tuy vẫn chống Cộng. Nền kinh tế đệ nhị VNCH bị chính quyền can thiệp nhiều do lượng tiền viện trợ quá lớn, chính sách Người cày có ruộng của ông Thiệu mang màu sắc dân túy của cánh tả. Đệ nhị CH đang trong tình trạng chiến tranh nên buộc phải dùng các biện pháp cánh tả để điều hành đất nước, hệt như ở Mỹ khi thế chiến 2 và chiến tranh VN. Đảng của ông Thiệu cũng có tên là Dân chủ. Trong khi đó, đệ nhất CH chưa bị miền Bắc tấn công trên quy mô lớn và Mỹ cũng chưa tham chiến, nên có thể hữu khuynh hơn đệ nhị. Trí thức miền Nam lúc đó cũng thiên tả hơn là hữu, có lẽ do bị ảnh hưởng bởi Pháp và cánh tả của Mỹ.
Sau năm 75, cả nước VN theo chế độ CS.
Như vậy, có thể thấy, cánh hữu ở VN có dấu ấn quá mờ nhạt, non trẻ và mong manh, chỉ tồn tại được có 9 năm.
Với nền tảng quá yếu như vậy nên nếu muốn truyền bá tư tưởng cực hữu ở VN bây giờ là quá ảo tưởng, vì cánh hữu quá xa lạ với người Việt. Tuy nhiên, việc phổ biến tư tưởng cánh hữu vẫn là cần thiết. Vì không có nền tảng, gốc rễ nên việc phổ biến nó nên phải từ từ, như là trồng 1 cái cây bằng cách gieo mầm rồi chịu khó chăm bón dần dần để người ta quen dần với sự có mặt của nó chứ không thể dùng cách nhổ 1 cái cây cánh hữu khổng lồ từ đại ngàn về để trồng, rồi tống đẫy phân bón ngập ngụa cho nó chóng lớn. Ngoài việc phổ biến tư tưởng cánh hữu cho người dân nói chung, cũng cần gây dựng được trụ cột của cánh hữu, đó chính là các doanh nhân trong khối kinh tế tư nhân, đó là những người khao khát tự do kinh tế nhất và sẵn sàng sống chết để có được kinh tế tự do.
Chửi bới cánh tả để đề cao cánh hữu là cách tuyên truyền gây chia rẽ và phản cảm. Bởi vì thực tế là tả và hữu đều có ưu, nhược điểm riêng và đã tồn tại song hành với nhau cả trăm năm nay như âm với dương mà không phe nào bị tiêu diệt.
Còn việc hi vọng thành lập được 1 đảng cánh hữu để đảng đó có thể cầm quyền lại càng ảo tưởng gấp trăm lần. Bởi vì VN giống 1 cỗ xe đang chạy tốc độ cao sang hướng trái mà lại phải cua tay áo 180 độ để ngoặt sang phải, tránh sao khỏi bị lật. Hành khách trên xe cũng sẽ ngăn cản tài xế làm điều đó.
Ba Lan có thể ngoặt từ cực tả sang hữu được là vì Ba Lan có nền tảng cánh hữu từ trước năm 1939 còn Nga không thể làm điều đó vì cánh hữu nước Nga bị CS (Lenin) tiêu diệt quá sớm trong nội chiến, kể từ CM tháng 10. Stalin cũng đã muốn tiêu diệt mầm mống cánh hữu Ba Lan bằng thảm sát Katyn, nhưng không thành công.

Nhận xét