TRONG CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ, THỂ CHẾ QUYẾT ĐỊNH CON NGƯỜI HAY NGƯỢC LẠI?


Vấn đề này hơi triết 1 tý, nó thuộc về triết học chính trị hay nhân học gì đó. Nghe hàn lâm thế thôi, nhưng biện giải vấn đề này sẽ mang tính khai sáng. Luận điểm cơ bản của AE tinhbong và DLV gần đây đều là vu tất cả do dân trí, đất nước nghèo hèn...đều do dân ngu hết cả. AEQL sẽ rung đùi ngồi đục đẽo tiếp trên đầu bọn bần lông ngu dốt. Bọn chúng sẽ bị triệt tiêu sức phản kháng, vì nhận thấy lỗi ở chúng ngu, nên cố gắng chăm ngoan.
Thứ hai là ngày đầu tuần
Cháu hứa cố gắng chăm ngoan.
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm
Ngày nào cũng luôn cố gắng.
Thứ Sáu rồi đến thứ Bảy.
Cô cho bé phiếu “Bé Ngoan”.
Chủ Nhật cả nhà đều vui vì bé ngoan suốt tuần!
Nhưng thực tế các bé ngoan không thể chiếm đa số, vì lòng tham, vì bản năng...thế nên các bé phải chấp nhận với thực trạng.
Ở đây mình chỉ xét đến chế độ toàn trị. Bản chất chế độ là quản lý mọi mặt của xã hội, trong đó quản lý giáo dục là vấn đề trọng điểm. Chế độ CS tạo ra con người mới XHCN. Con người XHCN là con người hoàn toàn tương thích với hệ thống, mỗi người là 1 mắt xích của hệ thống, phải suy nghĩ giống nhau, tư tưởng giống nhau, gần như những con robot. Thời bao cấp thì hệ thống toàn trị bao trùm lên tất cả xã hội, thành phần lọt ra ngoài rất hiếm, như bọn con phe, buôn lậu, bọn PĐ...Bây giờ cải cách kinh tế nhiều nên thành phần lọt ra ngoài đã lớn hơn nhiều, nhưng thành phần trong hệ thống mới được quyền quyết định, nắm chính quyền, đã có nhiều người suy nghĩ độc lập hơn trước. Nhưng đa số công chức vẫn phải suy nghĩ giống nhau. Bây giờ VN có 2 nhóm người có tư tưởng khác biệt, 1 là trong hệ thống, 2 là ngoài hệ thống (tất nhiên không thể đứng ngoài hoàn toàn được vì còn nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội liên quan đến hệ thống).
Mặt khác, con người trong hệ thống vẫn có tác động ngược lại hệ thống, nhưng với chế độ toàn trị thì sự tác động ngược đó ít thành công. Vài ví dụ điển hình:
Gorbachev đã cải cách hệ thống ở LX, LX thay đổi rất nhiều nhưng chưa được theo ý muốn của Gorbachev (muốn cải cách LX thành mô hình Bắc Âu) thì bị đảo chính bởi phe bảo thủ. Cải cách chấm dứt, hệ thống sụp đổ.
TBT Triệu Tử Dương muốn cải cách chính trị ở TQ, nhưng phe bảo thủ (được chế độ đúc khuôn) ngăn cản nên không thành công, ông bị giam lỏng. Hệ thống chính trị không thay đổi, Đặng Tiểu Bình cải cách kinh tế là chuyện khác.
Ở VN, Trần Xuân Bách muốn thay đổi hệ thống nhưng bị tiêu diệt. Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt muốn thay đổi hệ thống nhưng chỉ nửa vời, vì bị thành phần đúc khuôn ngăn cản, mới ra chế độ nửa dơi nửa chuột như giờ.
Ở Đông Âu, đảng viên suy thoái vãn, do quá gần Tây Âu nên bị ảnh hưởng nặng, bức màn sắt bị thủng, đặc biệt là Đức và Ban Lan, nên đảng thỏa hiệp với dân dẫn đến hệ thống sụp đổ.
Ở Cuba và Bắc TT, hệ thống vẫn ổn định vì không ai có thể thay đổi nó hoặc chỉ thay đổi theo hướng chuyên chế hơn.
Số ít con người XHCN muốn thay đổi hệ thống là do họ nhìn thấy khiếm khuyết của hệ thống và dám tự bỏ đặc quyền đặc lợi do hệ thống ban phát. Bao giờ số người này có số lượng áp đảo thì hệ thống mới thay đổi. Khi hệ thống không chịu thay đổi thì những phần tử nằm trong nó như pháp luật, giáo dục, đạo đức xã hội...không có cơ hội thay đổi.
Về dân trí, chế độ CS buộc phải có nền GD định hướng XHCN. Dân ngu thì phần lớn là do giáo dục, phần nhỏ là gen, điều kiện kinh tế và ý thức học tập. Mà toàn trị nó quản lý giáo dục để phục vụ chính trị. Các ngành KH kỹ thuật thì không ảnh hưởng lắm nhưng KH xã hội ảnh hưởng cực nặng. Nói cách khác, dân các nước toàn trị cực ngu về chính trị, kinh tế vĩ mô, lịch sử (là những môn bị chính trị bẻ lái). Thế là tạo nên cái vòng luẩn quẩn, dân ngu thì phải chịu toàn trị, toàn trị thì dân mới ngu. Ai mà thoát ngu được là do sự tác động từ những người nằm ngoài hệ thống. Rất may là số lượng này càng ngày càng đông, nói theo lời TBT NPT thì là tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Trong thể chế tự do (chưa cần đến dân chủ), có giáo dục khai phóng, thì con người có suy nghĩ độc lập nên dễ dàng tác động ngược lên thể chế để cải cách thể chế, như trường hợp Singapore. Còn trong thể chế toàn trị thì người cải cách sẽ bị sức ì của hệ thống (đám đông được đúc khuôn) kéo ngược lại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tóm lại, trong chế độ toàn trị, người dân chỉ là con sâu cái kiến, mọi vấn đề đều do đảng và CP quyết định thay. Do đó, mọi khiếm khuyết của thể chế, của kinh tế, xã hội đều do đảng và CP chịu trách nhiệm, dân vô can. Giống như 1 nhà máy tạo ra sản phẩm lỗi thì ban giám đốc phải chịu trách nhiệm, không thể đổ cho cái máy hay công nhân được. Công nhân có làm sai, ẩu, máy móc có hỏng hóc cũng là do thằng đốc công không kiểm tra, không bảo trì máy móc, chắc chắn không thể đổ lỗi cho công nhân.

Nhận xét