SỰ HÌNH THÀNH KHỐI CỘNG SẢN ĐÔNG ÂU

Muốn biết lý do tại sao chế độ CS ở Đông Âu sụp đổ thì cần biết họ được hình thành thế nào. Vấn đề này SGK lịch sử VN dạy cũng tào lao lắm, đại khái là sau thế chiến 2, Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu, thế là các nước đó tự thành lập các chính quyền CS. Thực ra không hề đơn giản thế. Trước và trong chiến tranh thế giới thứ 2, 1 số nước Đông Âu còn là đồng minh của phát xít, như nửa Tây của Ba Lan (nửa Đông thì LX chiếm), Bungari, Hungari (năm 43-44 đã muốn tách ra), Tiệp Khắc (bị Đức chiếm). Khi quân LX phản công và giải phóng các nước Đông Âu thì LX chưa hề áp đặt chế độ CS lên các nước này mà họ được quyền tự do bầu cử, khá giống với VN năm 1946. Lý do chính là vì LX không muốn làm mất lòng các đồng minh phương Tây. Vì thế, về cơ bản, các chính quyền hậu chiến ở Đông Âu đa phần chỉ là chính thể cộng hòa cánh tả, đa đảng, không thù địch với LX, chứ không hoàn toàn là CS độc đảng như sau này. Chính quyền Hungari không CS. Chính quyển mới ở Ba Lan là chính quyền liên hiệp giữa 2 chính phủ đã tham gia kháng chiến ở 2 nửa Đông và Tây, nửa Tây thân Anh, nửa Đông thân LX. Chính quyền ở Tiệp là đa đảng, trong đó phe CS nắm đa số. Ngoài ra, các nước như Litva, Estonia, Latvia bị LX sáp nhập bất chấp ý kiến của nhân dân các nước này, năm 1940. Mỹ không công nhận việc động thái này. Vùng phía Tây Ukraine đã từng theo Đức chống lại LX trong thế chiến 2, do muốn độc lập khỏi LX. Quân du kích của mấy nước CH này vẫn tiếp tục chống lại LX đến tận năm 47. Đó là lý do các nước này có thái độ thù địch với Nga kể từ sau khi LX sụp đổ, gần đây nhất là Ukraine.
Sau thế chiến, nước Đức bị chia làm 4, phần phía Đông do LX kiểm soát, 3 phần còn lại phía Tây do Mỹ, Anh, Pháp kiểm soát. Ngày 2/12/1946 Mỹ và Anh quyết định thống nhất 2 vùng chiếm đóng của họ làm 1. Ban đầu Pháp không đồng ý sáp nhập phần còn lại vào vì lo ngại sự phục hồi của nước Đức sẽ đe dọa an ninh nước Pháp. Ngược lại, Pháp chia tách vùng chiếm đóng của mình và sáp nhập tỉnh Saar vào nước Pháp. Mỹ và Anh không ủng hộ điều đó. Các nước đồng mình thỏa thuận là 50% bồi thường chiến phí từ Đức sẽ trả cho LX và Ba Lan, 40% giành cho Anh, Mỹ, Pháp, 10% còn lại dành cho các nước khác. LX đòi trả bằng hiện vật để khôi phục nhanh chóng nền công nghiệp bị tàn phá và để phát triển bom nguyên tử.
Ngày 20/9/1949 sau khi sáp nhập 3 vùng chiếm đóng phía Tây thành 1 vùng, nước CHLB Đức được thành lập, LX không công nhận quốc gia này. Ngày 7/10/1949 nước CHDC Đức ở vùng chiếm đóng của LX tuyên bố thành lập, nhưng là chính quyền đa đảng do đảng XHCN thống nhất Đức (sáp nhập bởi đảng CS và đảng xã hội dân chủ), LX công nhận chính quyền này. Năm 46-47, kinh tế châu Âu kiệt quệ và phải đề nghị Mỹ viện trợ. George Marshall là ngoại trưởng Mỹ đã thuyết phục TT H. Truman và QH Mỹ thông qua kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu. Kế hoạch Marshall có 1 điều kiện là phải loại phe CS ra khỏi chính quyền các nước được viện trợ. Lúc đó phe CS ở Ý và Pháp khá mạnh, là mối lo cho Mỹ và Anh. Kế hoạch Marshall ban đầu không hạn chế ở Tây Âu mà chủ trương viện trợ cho toàn châu Âu, các nước Đông Âu đều được mời đến Paris để họp nhưng LX bác bỏ và gây sức ép để các nước phụ thuộc ở Đông Âu không được tham gia. Ngay cả Phần Lan, 1 nước không CS, đã từng bị LX sáp nhập trước thế chiến, cũng không dám tham gia kế hoạch Marshall. Kế hoạch vẫn được diễn ra và các nước tây Âu thành lập tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu, sau đổi tên thành Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Dưới sức ép về kinh tế của Mỹ với kế hoạch Marshall, các nước Đông Âu thấy bị cô lập. Nhận thức được là phương Tây không cho phép LX mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây nên LX quyết định Bôn sê víc hóa Đông Âu. LX hỗ trợ phe CS ở các nước Đông Âu và gây sức ép để phe CS nắm quyền. Năm 47 thì chỉ còn Tiệp và Hung là phi CS. Ngày 22/9/1947 theo sáng kiến của Stalin và Tito (Nam Tư), hội nghị 9 đảng CS Đông Âu bao gồm cả Pháp và Ý thành lập bộ thông tin của các đảng CS (Cominform) với mục đích để quản lý chung các đảng CS và LX lãnh đạo chung. Đây là biến thể của quốc tế CS (Comintern), đã giải tán năm 1943, để có thể liên minh với phương Tây chống phát xít. Năm 1948, đảo chính ở Tiệp, phe CS lên nắm chính quyền, cho dù chính quyền cũ ở Tiệp không hề có ý đồ chống lại LX hay CS. TT Mỹ H. Truman lên tiếng hay gắt để buộc tội LX. Trong số các nước CS Đông Âu thì Nam Tư khá độc lập với LX, ngay cả từ việc giải phóng khỏi chế độ phát xít. Nam Tư và Bungari còn muốn thành lập 1 liên bang các nước vùng Ban căng cùng dân tộc Slavo, Tito chủ động giúp đỡ đảng CS Hy Lạp mà không cần thông qua LX. LX tất nhiên không chấp nhận tính lưỡng cực trong phe CS nên chống lại sự thành lập liên bang này và đã yêu cầu Tito và Dimitrop (Bungari) sang LX để chỉ đạo. Dimitrop chấp nhận rút lui nhưng Tito thì không. Vì vậy đảng CS Nam Tư bị khai trừ khỏi Cominform, Stalin kêu gọi đảng CS Nam Tư khai trừ Tito, nhưng bất thành. LX trả đũa bằng cách rút cố vấn và cắt giảm lưu thông hàng hóa với Nam Tư. Mặt khác, ở LX thì Stalin triệt hạ đối lập, bài Do Thái và kiểm soát ngặt nghèo các nước vệ tinh. Điển hình nhất là năm 1949, nguyên soái LX Rokossovski được cử sang Ba Lan làm bộ trưởng QP, ông này không thông qua lãnh đạo Ba Lan mà báo cáo trực tiếp với LX. Dư luận Ba Lan phản đối quyết liệt. Chính sách quan trọng để thiết lập quyền kiểm soát các nước Đông Âu là trấn áp và thanh trừng. Nhiều nhà lãnh đạo các nước Đông Âu bị thanh trừng, thậm chí bỏ tù. Nam Tư vì thế mà cắt đứt quan hệ với LX. Trong khi đó, phương Tây gây sức ép lên các nước Đông Âu để các nước này không được ra nhập LHQ, Mỹ hạn chế xuất khẩu tới các nước XHCN cuối năm 48. Trong bối cảnh bị bao vây đó, các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 49, để làm đối trọng với OECD của Tây Âu. Khối này sau kết nạp thêm Mông Cổ, Cuba và Việt Nam, không có Nam Tư. SEV thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiều hơn là kinh tế, củng cố vị thế lãnh đạo của LX. Như vậy, khối CS Đông Âu được thành lập mang tính cưỡng bức chính trị nhiều hơn là tự nguyện. Ngay trong nội bộ đã ẩn chứa nhiều mâu thuẫn nội tại. Các chế độ CS Đông Âu hầu hết không hề có công lao trong việc giải phóng đất nước khỏi phát xít, các lãnh tụ CS cũng không hề là những người có uy tín ở mỗi quốc gia, hầu hết do LX áp đặt. Nói cách khác, trừ Nam Tư, thì đã số các chính quyền CS Đông Âu chỉ là bù nhìn của LX. Các nước Đông Âu đều từng có nền tảng đa đảng, mầm mống của dân chủ, thậm chí kéo dài đến tận sau này (các đảng thân thiện với CS vẫn được tồn tại). Vì thế nên chế độ CS Đông Âu và các nước cộng hòa thuộc LX sau này dễ dàng bị sụp đổ. Nhìn vào lịch sử hình thành các nước CS Đông Âu có thể liên hệ tới việc hình thành nước VNDCCH và CHND Trung Hoa. Từ năm 45-49, rất khó để thành lập các nước CS độc đảng, chính là vì LX e ngại phương Tây, chưa dám can thiệp mạnh, vì thế mà chính phủ VNDCCH phải bỏ Hà Nội lên Việt Bắc. Kể từ năm 49, với dấu mốc thành lập khối SEV và Comiform, khi LX quyết định đối đầu với phương Tây, thì 1 loạt quốc gia CS đã được ra đời, trong đó có TQ và VN. LX hỗ trợ Mao đánh thắng Tưởng, rồi Mao hỗ trợ VNDCCH đánh thắng Pháp. Tuy nhiên, lịch sử đảng của mỗi nước này đều chỉ nói là họ chủ yếu dựa vào nội lực để nắm chính quyền! ---------------------------- Tổng hợp dựa trên cuốn Lịch sử Quan hệ quốc tế do NXB Chính trị QG Sự thật phát hành. Bản gốc do Nga phát hành năm 2009. Không mọi người lại bảo chém gió phản động!

Nhận xét