QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH VÀ PHẠM QUỲNH

Hai ông có nhiều đặc điểm chung như xuất thân trung lưu, sinh ra ở HN, hoàn cảnh gia đình không được thuận lợi cho việc học hành, nhưng đều học rất giỏi, mà như mình đã viết trong stt về nền GD Pháp thuộc thì học giỏi thời đó là rất khó.

Hai ông đều tốt nghiệp trường Thông ngôn, nổi tiếng nhờ viết báo, đặc biệt là viết báo chính luận về các vấn đề chính trị. Phạm Quỳnh là chủ bút tờ Nam Phong tạp chí, còn Nguyễn Văn Vĩnh là chủ bút tờ Đông Dương tạp chí và Trung Bắc tân văn, đều là những tờ báo lớn và uy tín nhất Đông Dương.

Hai ông đều có quan điểm phải học hỏi người Pháp để canh tân đất nước, vì người Pháp giỏi hơn người Việt rất nhiều lần, Pháp - Việt đề huề. Hai ông đều có tham gia cộng tác với người Pháp, tham gia hội đồng dân biểu TP HN và Bắc Kỳ (như đại biểu quốc hội bây giờ) và đều cổ vũ nhiệt tình cho quá trình Âu hóa người Việt, khuyến khích người dân học chữ quốc ngữ. Hai ông đều là những nhà văn hóa lớn của VN thời bấy giờ.

Tuy nhiên, 2 ông lại có quan điểm chính trị xung đột ở chỗ: PQ thì vẫn muốn giữ lại chế độ quân chủ, nhưng muốn chuyển thành quân chủ lập hiến, dưới sự bảo hộ của người Pháp, còn NVV lại muốn người Pháp trực trị toàn cõi VN, giống như đã làm ở Nam Kỳ.

PQ muốn noi gương người Anh và người Nhật với nền quân chủ lập hiến và mong muốn người Pháp giúp người Việt xây dựng 1 bản hiến pháp. Hồi đó gọi là thuyết lập hiến. Ở Nam Kỳ có 1 đảng Lập hiến cũng theo thuyết Lập hiến, nhưng có sự khác biệt, lãnh tụ là Bùi Quang Chiêu, mình sẽ viết trong stt khác. Quan điểm của PQ là đề cao tính dân tộc và văn hóa của người Việt. Nếu giữ được bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc thì không lo gì việc mất nước, trước sau gì cũng giành lại được độc lập, nếu canh tân được dân trí. Ông có câu nói kinh điển "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn." đã thể hiện quan điểm đó rất rõ.

Chính vì quan điểm của ông rất thực tế với đời sống chính trị lúc đó nên khi vua Bảo Đại về chấp chính thì đã mời ông ra làm quan để cải cách triều đình (lần đầu có quan Tây học), cùng với ông Ngô Đình Diệm. PQ làm Ngự tiền Văn phòng của vua, rồi thượng thư bộ Học, bộ Lại (thay Ngô Đình Diệm cáo quan do xung đột người người Pháp). Đến khi Nhật đảo chính Pháp thì toàn bộ triều đình thân Pháp đều từ chức để Bảo Đại thành lập CP Trần Trọng Kim. Sau CM tháng 8, PQ được cho là bị VM giết chết cùng với bố con ông Ngô Đình Khôi (anh cả của ông Diệm).

Còn Nguyễn Văn Vĩnh, ông cho là triều đình hủ bại, không thể cải cách mà phải thay thế. Chẳng thà để người Pháp trực trị như Nam Kỳ còn hơn để triều đình bù nhìn cai trị với sự bảo hộ của Pháp. Ông lý luận là so sánh sự can thiệp của Pháp vào 3 kỳ thì nhiều nhất là Nam Kỳ rồi đến Bắc Kỳ sau cùng là Trung Kỳ, thì sự sung sướng, dân chủ cũng giảm dần theo thứ tự đó. Chứng tỏ Pháp cai trị tốt hơn có thêm vua cai trị.

Đối với NVV, muốn cho đất nước tiến bộ thì phải baì trừ Nho gia, theo Tây học, cụ thể là học theo người Pháp. Thà để Pháp cai trị còn hơn triều đình cai trị, rõ ràng khi có người Pháp bảo hộ thì VN đã phát triển nhanh hơn thời phong kiến, lại có mùi dân chủ. "Kẻ bạo ngược có có ăn hiếp thì chỉ ăn hiếp đứa dại, còn người khôn ngoan, có học thì cũng được hưởng dân chủ chả kém người Lang sa (Pháp) là bao". Vì thế phải theo Pháp mà học hỏi, tiến bộ.

Đó là điều thực tế với nền dân chủ hạn chế (giành cho người có học và hiểu biết) của Pháp ở Đông Dương. Những người có học thời đó không hề đói khổ.

NVV cho rằng "cứ trực trị cái đã, sau khi khai hóa theo đà tiến bộ thì ắt có sức mạnh mà trồi lên được. Nói trực trị không có nghĩa là tôi giao nước Nam cho Tây đâu, cuộc đời thiếu thốn của tôi đã bảo đảm cho lời nói hùng hồn của tôi".

Như vậy, quan điểm của NVV là khi người dân còn ngu dốt, không có khả năng hưởng nền dân chủ thì không thể có một chế độ DC thực sự. "Người VN còn rất chậm tiến, muốn tiến bộ thì phải cùng nhau chống cự với lũ ngụy văn minh, cứ tưởng phải đuổi Tây về nước mới có cơ sở tiến hóa. Dân ta phải hết lòng noi gương người Pháp..."

Quan điểm của NVV không được thực tế như quan điểm của PQ, ông lại không chịu bỏ viết báo về Huế làm thượng thư như PQ (do không chấp nhận nền quân chủ), tuy cũng được mời. Vì vậy, ông phải sang Lào đào vàng để trả nợ và chết bên đó.

Vì PQ và NVV đều có quan điểm thân Pháp, dựa vào người Pháp để canh tân đất nước, giành độc lập sau khi đất nước đã tiến bộ, nên 2 ông bị những người có quan điểm chống Pháp phản đối quyết liệt, đặc biệt là phe CS cho 2 ông là Việt gian. Gần đây, các tác phẩm văn học của 2 ông đã được tái bản nhưng quan điểm chính trị của 2 ông bị cho là nhạy cảm, vì đối lập với quan điểm chính thống của đảng CS, nên vẫn không được phổ biến rộng rãi.

Trong ảnh là Phạm Quỳnh đứng giữa, bên trái ông là Nguyễn Văn Vĩnh khi sang Pháp. Bên phải là ông Phạm Duy Tốn, cũng là 1 học giả có tư tưởng dựa vào người Pháp để canh tân đất nước.

Nhận xét