LOẠN KIÊU BINH (phần 2)

Trong stt trước mình đã có cmt về mối liên hệ giữa Bộ QP và tứ trụ. Đại khái là Bộ QP tuy thuộc chính phủ, nhưng theo hiến pháp thì QĐ thuộc quyền điều động của bí thư quân ủy TƯ là TBT và tổng tư lệnh là CTN, chứ thủ tướng không điều động được Bộ QP ở các vấn đề thuộc về quân sự. Trong tay Thủ tướng chỉ có Bộ CA là có súng!

Trong cuốn Bên thắng cuộc, tác giả Huy Đức cũng đã nói đến xung đột giữa phe dân sự đứng đầu là Thủ tướng Võ Văn Kiệt với phe Quân đội. Ông Kiệt còn than thở là mình còn không được biết nhiều "bí mật quân sự". Một trong các lý do người ta đào hầm Thủ Thiêm mà không làm cầu, là do phía QĐ sợ là làm cầu thì ảnh hưởng đến "bí mật" ở khu vực cảng quân sự Ba Son. Thực tế làm hầm tốn kém hơn cầu nhiều.

Đấy là do thời ông Kiệt mâu thuẫn với CTN và TBT là ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười, hẳn mọi người đều biết. Coi như mâu thuẫn giữa phe cải cách và bảo thủ. Mâu thuẫn này kéo dài tiếp đến thời thủ tướng NTD. Vụ sân golf TSN xảy ra ở giai đoạn này.

Hồi đại hội đảng 12, hẳn mọi người đều nhớ là cả QĐ lẫn CA đều biểu dương lực lượng, nhằm đe dọa "thế lực thù địch". Thế lực thù địch là ai thì mọi người tự đoán được. Tuy nhiên, không có đụng độ xảy ra, vì bên CA cũng phải biết thân biết phận mình có súng bé hơn. Hồi bé bọn trẻ con vẫn hay dọa nhau là bố tao là bộ đội có tên lửa bắn chết bố mày là công an chỉ có súng.

Trước thềm ĐH đảng, bộ trưởng PQT bị "thế lực thù địch" đánh đập tơi tả bằng các tin đồn, thậm chỉ có tin ông đã bị ám sát...Ngay trước ĐH, ông PQT có động thái "xuống thang" trong vụ sân golf, bật đèn xanh cho việc trả đất cho mục tiêu dân sự, các bạn xem link bên dưới. Kể từ đó đến nay phe QĐ không còn cương như cũ về vấn đề sân golf nữa. Lý do tại sao?

Cũng dễ hiểu thôi, vì Thủ tướng đương chức hiện cùng phe đảng, hơi lệch với CTN 1 tý, nhưng Bí thư quân ủy TƯ là TBT mới là lãnh đạo tối cao của QĐ. Vì thế nên chúng ta nên ngầm hiểu là phát biểu của ông Phúc chiều tối qua về việc nghiên cứu sử dụng đất sân golf để mở rộng sân bay là đã được TBT bật đèn xanh, hoàn toàn khác với thời ông Kiệt hay ông Dũng. Hơn nữa, ông PQT là người đỡ đầu cho vụ này thì đã nghỉ, bộ trưởng mới thì phe đảng rồi. Nên việc sân golf được dân sự hóa là khả năng rất cao.

Tuy nhiên, từ vụ này mà đã mơ mộng đến việc cấm QĐ làm kinh tế thì hơi xa vời, lãng mạn quá. TQ đã làm được điều đó từ hơn chục năm trước, nhưng TQ khác VN. Vai trò của QĐ ở VN mạnh hơn ở TQ nhiều, đó là vì VN có thời gian chiến tranh quá lâu, gần như liên tục và ác liệt từ năm 45 đến 91. Trong khi trận chiến cuối của TQ là với VN vào năm 79 đến 89 nhưng đối với họ chỉ là quy mô nhỏ cấp địa phương lại không có chính nghĩa và bên ngoài lãnh thổ. TQ đánh lớn trận cuối ở trong nước là từ năm 1949 để đuổi quân Tưởng ra Đài Loan và đánh Mỹ ở Triều Tiên vào năm 1953. Vì có sức ảnh hưởng lớn như vậy nên ở VN mới có nạn kiêu binh, quân đội cậy công mà đòi nhiều lợi ích, trong khi ở TQ không có. Nạn kiêu binh ở VN chỉ hết được khi mà lứa quân nhân đã tham chiến chết sạch và nhân dân không còn xì xụp khấn vái giới quân nhân nữa, coi việc tham gia quân đội cũng chỉ là 1 nghề mà thôi.

Stt về lịch sử kiêu binh thời Trịnh - Nguyễn

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=583861598433474&id=100004289162781

Nhận xét