GIÁO DỤC THỜI PHÁP THUỘC (phần 1)

Vấn đề này kể đầy đủ thì rất dài, phải thành sách hoặc bài báo, mình chỉ giới thiệu sơ lược 1 số đặc điểm mà đa số chúng ta không biết hoặc không được biết, dẫn đến hiểu nhầm.

Giáo dục tiểu học ngay từ khi người Pháp chiếm Nam Kỳ đã được MIỄN PHÍ VÀ TỰ NGUYỆN, đến năm 1929 thì MIỄN PHÍ VÀ CƯỠNG BỨC ở một số địa phương, kể cả nông thôn, có thể vùng sâu vùng xa mới không bắt buộc. Các trường công cấp tiểu học nhận học sinh phải qua sơ tuyển chữ Hán, đơn giản thôi.

Năm 1909 đã có quy chế giáo dục chung cho toàn Đông Dương, đại khái như sau:

Các trường tư phải được xin phép, trừ các trường đã có từ trước và các trường dòng. Trường công ở các làng, tổng được khuyến khích mở, chỉ cần làm đơn. Chi phí sẽ do ngân sách đài thọ.

Chia 3 cấp giáo dục, cấp 1, 2, 3 (mỗi thời đặt 1 tên khác nhau, mình cứ gọi thế cho dễ hiểu). Học hết cấp 2 là đi làm đơn giản được rồi. Học hết cấp 3 được cấp bằng tú tài, có thể làm quan hay công chức, học giỏi có thể xin sang Pháp học cao hơn. Thời gian đầu Pháp đánh giá thấp bằng tú tài bản xứ hơn bằng tú tài bên Pháp, nhưng sau này đánh giá ngang nhau. Nghĩa là học ở VN xong là có thể sang Pháp học tiếp.

Các cấp học đều có hệ nội trú và bán trú, có cấp học bổng, học kém thì bị loại. Các địa phương ít học sinh thì nam nữ có thể học chung trường, nhưng phải có lớp riêng cho nam và nữ. Các tỉnh lớn, HS đông thì trường nam, nữ sinh học riêng.

Thời gian đầu từ các cấp GD phổ thông dạy cả chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Pháp. Sau này thì chữ Hán KHÔNG BẮT BUỘC. Trường nào muốn dạy thì PHẢI xin phép hội phụ huynh học sinh và hội đồng kỳ mục địa phương (giống HĐND xã). Giai đoạn sau nữa thì chữ Hán nếu muốn học thì cũng chỉ được học ở 2 năm cuối cấp và phát âm Hán Việt chứ không phát âm theo kiểu bản ngữ. Vì thế mà các gia đình gốc Hoa xin được mở trường riêng để dạy chữ Hán cho đúng kiểu, thì cũng được chính quyền cấp phép. Việc dạy chữ Hán trong trường Việt bị kiểm soát rất nghiêm ngặt để đúng quy chế, hiệu trưởng phải giám sát trực tiếp và chỉ dạy với thời lượng giới hạn. Việc mở trường riêng để dạy cho người Hoa cũng bị kiểm soát ngặt nghèo và chính quyền có quyền đóng cửa không cần lý do.

Học càng lên cao thì tiếng Pháp càng nhiều và nặng. Thời gian đầu HS người Việt không được học Sử Địa Việt mà phải học Sử Địa Pháp, nhưng sau này có được học. Môn Sử đại khái được học về Trịnh - Nguyễn, Tây Sơn, Gia Long và nhà Nguyễn, công cuộc xâm chiếm và bình đình thuộc địa của Pháp...

Chương trình học phổ thông 3 cấp tương đối giống với chương trình GD phổ thông hệ chưa cải cách mà anh mình là khóa cuối cùng, hệ 11 năm. Tức là chưa học đến Toán cao cấp, chỉ học sơ cấp. Lúc đó đã có Toán cao cấp rồi nhé, nhưng họ không dạy ở cấp phổ thông. Các môn Lý, Hóa cũng chỉ học đại cương.

Lương GV người Việt thấp nhất là 1000fr/năm trong khi lương công chức cấp thấp chỉ 360fr/năm. Lương GS cấp 1 người Pháp còn tới 8000fr/năm. Sỹ số mỗi lớp học chỉ 30-45. Tiêu chuẩn lớp học là 1,25m3/HS. Các lớp học phải có cửa sổ mở 2 bên theo chiều gió để thông gió tốt và phải có biện pháp che mưa nắng, nền lớp học phải cao ít nhất 1m so với sân vườn.

Đến năm 1944 Nam Kỳ có khoảng 150 000 HS phổ thông. Với dân số khoảng 10 triệu.

------------------

Với các nội dung trên ta thấy thực dân Pháp thật tàn ác, chúng bắt nhân dân ta phải đi học, để chúng dễ cai trị! Thông tin 90% dân số VN năm 45 mù chữ không biết ở đâu ra?! Vì năm 1944 riêng Nam Kỳ đã có 150ng HS phổ thông/ khoảng 10 triệu dân, tất nhiên còn phải nhiều hơn nữa là những người đã học xong phổ thông.

Về cách dạy chữ Hán thì chính quyền bây giờ phải học tập thực dân Pháp. Trước đây mình đã có stt nói về việc học chữ Hán với quan điểm giống hệt người Pháp, đó là không bắt buộc và phải xin ý kiến phụ huynh.

Tất nhiên như các stt khác, mình đều có căn cứ sách lề phải về các thông tin kể trên. Các bạn miễn thắc mắc về tính xác thực nhé.

Nhận xét