CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ

Hồi mới lập chính phủ Trần Trọng Kim, thế lực của Việt Minh cũng đã mạnh, nên ông Kim mới cho mời 1 đại diên VM đến để nói chuyện, có ý chia sẻ quyền lực, để VM tham gia chính quyền 1 cách ôn hòa. Trong cuốn Một cơn gió bụi mà mình trích dẫn dưới đây không nói người thanh niên đó là ai, chắc ông Kim không nhớ tên, nhưng trong cuốn Why Vietnam, có nói thanh niên đó là ông Nguyễn Khang, là 1 trong những người trực tiếp lãnh đạo CM tháng 8 ở HN (lúc đó TƯ và ông HCM còn không biết vì đang ở Tân Trào).

Đến ngày 17-8-1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, ông Phạm Khắc Hòe lúc đó là ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại (sau theo VM) cũng đã soạn chiếu cho vua đại ý là vua sẵn sàng nhường quyền lực, lập nội các mới và kêu gọi những nhà ái quốc ra lập CP (bật đèn xanh cho VM), xem ảnh đính kèm. Tuy nhiên VM vẫn quyết tâm cướp chính quyền vào ngày 19-8.

Theo mình đây là cơ hội để đoạt lấy chính danh lớn nhất mà VM đã bỏ lỡ, có thể khiến cho VN thoát khỏi chiến tranh và được phương Tây công nhận như 1 CP hợp pháp.

Lẽ ra VM có thể điều đình với vua Bảo Đại để đứng ra lập CP, ông HCM sẽ là thủ tướng, thành phần CP vẫn theo ý của VM, Bảo Đại vẫn làm vua.

Dưới đây là trao đổi của ông Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Khang, cho thấy cái ý chí muốn đào tận gốc, trốc tận rễ chế độ cũ (theo kiểu CS), sẵn sàng hi sinh tính mạng nhân dân, đã có từ trước CM tháng 8, đến CCRĐ nó mới có điều kiện để thể hiện đầy đủ. Chính vì thế mà các nước lớn đều không công nhận VNDCCH cho đến năm 50.

---------------------------

Tôi thấy tình thế ấy, tôi bảo ông Phan Kế Toại đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà.

Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến, tôi nói: "Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?".

Người ấy nói: „Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.”

„Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi, nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.“

„Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.“„

Theo như ý các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.“

„Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia.”

Rồi người ấy ngồi đọc một bài hình như đã thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế, tôi biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được. Tôi nói: „Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông không vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?“

„Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước Ðồng Minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu để ai nhường.“

„Các ông chắc là các nước Ðồng Minh tin ở sức mạnh của các ông không?“

„Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.”

„Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử.“

Nhận xét