LỊCH SỬ QUAN HỆ MỸ - VIỆT VÀ CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ


Người Mỹ đã từng muốn đặt quan hệ với nước Đại Nam từ năm 1832, triều Minh Mạng, nhưng không thành, chủ yếu do phía nhà Nguyễn nghi ngại và đặt ra những yêu sách lặt vặt về nghi thức, coi TT Mỹ là lãnh đạo theo nhiệm kỳ, không xứng với vua Đại Nam ở ngôi trọn đời! Một trong những vị quan gây cản trở nhất cho quan hệ ngoại giao với Tây phương chính là ông Nguyễn Tri Phương, ông đồng thời là 1 vị tướng nổi tiếng chống Pháp. Sau này người Việt chỉ biết đến ông với vai trò chống Pháp mà quên đi vai trò "bế quan tỏa cảng", góp phần không nhỏ cho việc mất nước.

Đến năm 1845, triều Thiệu Trị, tàu biển Mỹ cũng muốn vào Đại Nam giao hảo, nhưng thuyền trưởng nhận được thư cầu cứu của 1 cố đạo nên quan hệ không thành. Tàu Mỹ bỏ đi.

Năm 1873, trong nỗ lực ngoại giao của vua Tự Đức để cầu cứu phương Tây tìm cách chống Pháp, sau khi đã mất Nam Kỳ, đã cử Bùi Viện sang Mỹ. Lúc đó Mỹ và Pháp đang đánh nhau, cơ hội được giúp đỡ rất lớn, nhưng Bùi Viện lại không có quốc thư. Ông quay về lấy quốc thư thì Mỹ lại hòa với Pháp nên không giúp Đại Nam nữa. Sau đó Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương.

Năm 1940-1945, người Mỹ giúp Việt Minh kháng Nhật, đội OSS (tiền thân của CIA) giúp đỡ huấn luyện VM rất nhiều. Sau khi CM tháng 8 thành công thì toán Con nai của OSS là nhóm người Mỹ đầu tiên có mặt ở HN, chứng kiến lễ tuyên bố độc lập thành lập nước VNDCCH. Thời gian đó, phía VM cũng phao tin là họ được người Mỹ và đồng minh hỗ trợ nên được nhân dân tin tưởng. Trong tuyên ngôn độc lập của mình, CT HCM cũng trích dẫn lời của TT Mỹ chứ chả nói đến quốc tế CS hay Lenin, LX, chứng tỏ ông cũng hi vọng được người Mỹ giúp đỡ.

TT Mỹ Roosevelt là người muốn xóa bỏ chế độ thuộc địa, ông mong muốn Đông Dương sẽ thành 1 vùng đất được LHQ quản lý sau thế chiến, trước khi được độc lập. Tuy nhiên, TT Pháp De Gaulle và TTg Anh Churchil không chấp nhận và mong muốn lấy lại các thuộc địa cũ. Thời gian đó, nước Pháp vừa mới tái lập nên phụ thuộc Mỹ, tiếng nói của TT Pháp khó mà vượt mặt TT Mỹ. Tuy nhiên, không may cho xứ Đông Dương là
Roosevelt lại chết vào tháng 4-1945, khi chiến thắng phát xít đã cận kề. TT Truman lên thay với quan điểm khác hẳn, thân Pháp hơn.

Sau khi lập nước VNDCCH, CT HCM đã gửi thư cầu cứu TT Truman xin hỗ trợ, nhưng không được hồi đáp. Một phần vì Truman thân Pháp, mặt khác thì OSS cũng đã biết HCM chính là Nguyễn Ái Quốc, là thành viên của quốc tế CS 3. Không còn cơ hội cho VM.

Sau đó Mỹ chính thức hỗ trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương, vào những ngày cuối của chiến tranh thì quân viện của Mỹ cho Pháp lên đến 80%. Thậm chí, khi trận ĐBP sắp kết thúc, người Mỹ có đề nghị sử dụng bom nguyên tử nhưng Pháp và Anh không chấp nhận. Hiệp định Geneva kết thúc chiến tranh với Mỹ tham gia đàm phán nhưng không ký HĐ. Người Mỹ chính thức trở thành kẻ thù trực tiếp của VNDCCH cho đến năm 75.

Năm 1954-1963, Mỹ hỗ trợ chính quyền của ông Ngô Đình Diệm cho dù ông này đã từng có quá khứ thân Nhật nhưng không được người Nhật sử dụng. Người Mỹ đã giúp VNCH trở thành cường quốc ở ĐNA, nhưng cơ hội cho ông Diệm chấm dứt vào năm 1963. Chiến tranh VN leo thang khiến người Mỹ quá hao người tốn của và quyết định Hòa bình trong danh dự với HĐ Paris năm 73, sau đó thì viện trợ cho VNCH giảm đột biến dẫn đến VNCH sụp đổ vào năm 75 bởi cuộc tấn công quân sự của miền Bắc. Người Mỹ chính thức rút toàn bộ khỏi VN vào 30-4-1975. Cơ hội lớn nhất đã bị bỏ lỡ.

Năm 77-78 Mỹ chủ động đề xuất nối lại quan hệ ngoại giao, song không thành vì phía VN đặt ra qúa nhiều yêu cầu, trong đó lớn nhất là viện trợ tái thiết theo HĐ Paris, cho dù VN tham gia phá bỏ HĐ. Tất nhiên Mỹ không chấp nhận. Năm 79 nổ ra chiến tranh VN- Campuchia, sau đó VN đóng quân ở Cam thêm 10 năm. Mỹ có thêm lý do để cấm vận.

Năm 93, sau khi rút khỏi Campuchia, VN chủ động đàm phán để nối lại quan hệ với Mỹ. Năm 95, Mỹ - Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau 20 năm gián đoạn, cũng là 20 năm VN đói khổ vì phương Tây cấm vận và bị đồng minh XHCN cắt giảm viện trợ.

Từ đó đến nay quan hệ 2 nước vẫn bằng mặt mà không bằng lòng. VN vẫn coi Mỹ là thế lực thù địch, luôn muốn diễn biến hòa bình với mình. Mỹ vẫn coi VN là 1 nước phi dân chủ, luôn vi phạm nhân quyền. Mối quan hệ 2 bên vẫn đầy nghi kỵ, chả khác gì Đại Nam đối với Mỹ ngày xưa cho dù phía Mỹ đã từng đón tiếp TBT đảng CS VN, một việc chưa từng có tiền lệ. Tấm gương mất nước của Đại Nam còn đó.

Ngày 23-25/5 tới TT Mỹ Obama đến thăm VN trong bối cảnh kinh tế VN ảm đạm, nợ công tăng cao, chính quyền liên tục bắt bớ những người biểu tình ôn hòa, TQ luôn đe dọa biến biển Đông thành ao nhà. Hi vọng cơ hội gia nhập TPP và quan hệ mật thiết hơn với Mỹ không tiếp tục bị bỏ lỡ. Một sự trùng hợp xảy ra là tù nhân chính trị nổi tiếng nhất VN là Trần Huỳnh Duy Thức sẽ quyết định tuyệt thực đến chết nếu chính quyền không thỏa mãn yêu cầu, vào ngày 24-5, đúng ngày kỷ niệm 7 năm vào tù, cũng là thời điểm Obama ở VN để đàm phán về TPP, cải cách tư pháp, dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương và vấn đề nhân quyền. Hi vọng THDT được thả vào dịp này, ở trong nước và cơ hội phát triển của VN không tiếp tục bị bỏ lỡ.

#VNsuluoc

Nhận xét