KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ (phần 1)

Người ta hay nói đến cụm từ này kèm theo toàn những mặt tốt của nó, coi như là sự sáng tạo vượt bậc của đảng ta trong sự nghiệp đổi mới "VN ta phát triển được như bây giờ là do công lao của đảng". Vậy KTTT ĐH XHCN là cái quái gì và nó tạo ra những hệ quả nào?

KTTT ĐH XHCN là gì?

Hiểu 1 cách tóm tắt nhất thì KTTT ĐH XHCN là sự lai tạo giữa Kinh tế thị trường kiểu TBCN và Kinh tế kế hoạch kiểu XHCN, trong đó, 1 cách cảm tính, thì phần TT hiện mới chỉ chiếm cỡ 30%, phần KH chiếm đến 70% của nền kinh tế. Cụ thể hơn, đảng ta đã chấp nhận kinh tế tư nhân, thậm chí cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn là những quả đấm thép, là chủ đạo trong nền kinh tế. Mọi ngành quan trọng, xương sống của nền kinh tế phải do nhà nước nắm, như năng lượng, dầu mỏ, công nghệ quốc phòng và an ninh...các ngành khác, ít ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như xây dựng, thì DN nhà nước vẫn phải chủ đạo. Một số ngành vặt vãnh như trà đá vỉa hè, vui chơi giải trí nhạy cảm...thì tư nhân mới được chủ đạo!

Hệ quả của nền kinh tế con la

Nền kinh tế này tạm gọi là con la, do con lừa đực KTKH cục súc hiếp dâm con ngựa cái xinh đẹp KTTT đẻ ra, mà gen trội là từ ông bố. Con la này có mặt tốt hơn ông bố nó là đã giúp cho VN thoát khỏi suy thoái kinh tế, nhưng hệ quả này là điều tất yếu. Bởi vì con lừa kia vốn đần độn, nó khiến cho nền kinh tế xã nghĩa bị ép chặt tối đa, do sự cấm đoán đủ đường. Khi cái lò xo được giải nén 1 phần thì đương nhiên dư địa cho sự phát triển là rất cao. Nói cách khác, con la tất nhiên là khôn hơn con lừa, nên ai mà điều khiển nó thì cũng đều dễ hơn điều khiển con lừa cả. Thế nhưng, dư địa phát triển đó cũng có giới hạn, tương ứng với sự giải nén của cái lò xo của nền kinh tế tự do, con la càng gần giống với con ngựa thì cơ hội phát triển sẽ cao hơn nữa. Chính vì thế nên HN TƯ 5 vừa qua đảng ta mới loay hoay tiếp tục giải phẫu thẩm mỹ để con la gần với con ngựa hơn nữa, tức là tái cơ cấu DNNN (CP hóa), mở rộng khối tư nhân.

Mặt tốt của con la thì chả cần nói nhiều làm gì, vì báo đảng nói mãi rồi, ai chả biết. Còn những hệ lụy của nó thì chả sách báo cách mạng nào dám nói ra, nên nhiều người đã hiểu lệch lạc. Vì con la này chỉ là cái xác, còn não trạng của nó không khác con lừa là bao, nên vẫn còn ngu lắm, thế nên có nhiều hệ lụy. Sự "đổi mới" bản chất là đổi mới cả hệ thống chính trị chứ không thuần kinh tế, nên sự ảnh hưởng của nó đến mọi mặt xã hội, trong đó thể hiện rõ nhất là ở kinh tế, nhưng nó còn tạo ra nhiều hệ lụy cả về tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục...Tóm lại, con la này có đủ mọi tật xấu của lừa và ngựa.

Tuy đã có gen con ngựa nhưng não trạng con la này vẫn là lừa. Đó là vẫn duy trì cơ chế xin cho, tạo nên giai cấp tư bản đỏ, sân sau của chính quyền, tình trạng cửa quyền của công chức, vì thế mà tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển, tương ứng tỷ lệ với sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế mà đồng chí nào càng "làm tốt" cải cách tốt, thì lại càng tham nhũng khỏe. Vì làm tốt, hiệu quả thì tiêu nhiều tiền, mà tiêu nhiều thì phải rơi rụng nhiều! Ở VN mới có tình trạng đánh đồng phe tham nhũng với phe cải cách! Nói cách khác, cải cách là để tham nhũng. Thực ra, cải cách mà hiệu quả thì nham nhũng cũng còn tạm chấp nhận, tiếc rằng cải cách thường là không hiệu quả, chỉ tham nhũng là hiệu quả thôi, tăng trưởng rất cao.

Tình trạng cửa quyền, tham nhũng, nhóm lợi ích này mới tạo nên những hệ quả như FMS, Vedan phá hoại môi trường hay Coca Cola, gần đây là Lotte chuyển giá hay doanh nghiệp BĐS lấy đất giá rẻ của nông dân để phát triển BĐS.

Những vụ đó AEQL biết cả, chẳng qua ngậm miệng ăn tiền, do cơ chế nó cho các anh cái quyền hạn đó. Làm gì có cơ chế kiểm soát hiệu quả.

Đối với những ngành mà có cả DNNN và DNTN cùng tham gia thì sự cạnh tranh không lành mạnh, DNNN vẫn được ưu ái hơn. Vì nền kinh tế không hoàn toàn tự do nên sức cạnh tranh là kém, chậm phát triển (chỉ phát triển đến ngưỡng dư địa tự do).

Ngoài những hệ lụy nêu trên thì các hệ lụy về thuế, tham nhũng, trì trệ, chậm đổi mới...mình đã viết trong 2 stt trước.

Thế mà trong 1 page mới nổi có tên là Thư viện Nhân học, tỏ ra là 1 page FB rất hàn lâm, lại vu cho những hệ lụy kiểu Formosa, Vedan hủy hoại môi trường, Coca Cola chuyển giá là do nền kinh tế tự do thiếu sự điều tiết!? Họ cũng cho là vấn nạn tư bản đỏ, sự cạnh tranh không lành mạnh của DN, tàn sát lẫn nhau kiểu tư bản hoang dã, thậm chí cả việc doanh nghiệp cướp đất của dân để phát triển BĐS đều là do "thị trường tự do"? Họ còn vu cho sự phát triển trì trệ của nền kinh tế hiện nay là do thiếu sự điều tiết của nhà nước?! Xem ảnh đính kèm để thêm chi tiết.

Đó là sự ngụy biện, đánh tráo khái niệm rất sơ sài kiểu DLV. Không hiểu do nhận thức kém hay do nhiệm vụ chính trị mà họ lại có đánh giá như vậy?

(Phần sau mình sẽ viết tiếp về hệ quả đạo đức xã hội, pháp luật, văn hóa tư tưởng của "đổi mới" chính trị và nền kinh tế con la này)

Nhận xét