BẢN YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM


Nhân ngày sinh nhật bác, cần ôn lại những di sản của bác Hồ. Thế hệ trẻ hiện nay cũng cần học tập tấm gương đạo đức HCM, cụ thể là việc viết yêu sách cho nhân dân VN. Trình độ chưa tự viết được thì đứng tên cũng được.
_____________________
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây. Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp). Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện.
Bản Yêu sách gồm tám điểm:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
----------------------
Bản yêu sách bây giờ, điều chỉnh chút thôi, để học tập tấm gương của bác:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở VN bằng cách cho người dân cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như đảng viên và quan chức; xóa bỏ hoàn toàn các điều 88, 258 Luật HS, dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân VN;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Không cần;
6. Tự do giáo dục;
7. Để cho Quốc hội toàn quyền soạn thảo và ra các đạo luật;
8. Đại biểu HĐND và QH phải do người dân tự do ứng cử và bầu cử mà không cần thông qua hiệp thương.

Nhận xét