TẠI SAO NGƯỜI DÂN LẠI THẮNG KIỆN TRONG VỤ ÁN ĐẦM NỌC NẠNG?

Sau mỗi vụ tranh chấp đất đai giữa nhà nước và cần lao, đặc biệt là sau vụ Đoàn Văn Vươn, mọi người lại nhớ tới vụ đầm Nọc Nạn. Vụ này wiki đã viết kỹ, nên mình không viết lại, chỉ phân tích lý do tại sao phần thắng lại thuộc về nhân dân. Đó là do sự khác biệt về pháp lý và tổ chức bộ máy chính quyền thời Pháp thuộc, cụ thể như sau:

- Thời đó đã cơ luật sư hoạt động độc lập để biện hộ cho dân. Hiện nay cũng có nhưng quyền lực của các LS là rất thấp so với Viện KS, CA và chính quyền. Xin lưu ý là LS biện hộ cho bị can là người Pháp và do nhà báo mời giúp.

- Thời đó đã có báo chí độc lập, tư nhân, điển hình là báo La Tribune Indochinois của Bùi Quang Chiêu, ông này sau lập đảng Lập Hiến với chủ trương Pháp Việt đề huề, mình sẽ viết chi tiết về nhân vật này sau. Hiện nay không có báo chí tư nhân chỉ có báo chí cách mạng, phục vụ AEQL là chính. Ơn Mark Zuckerberg, ơn FB, nông dân nay cũng làm được phóng viên. Không thì chả ai biết đấy là đâu, như vụ Quỳnh Phụ - Thái Bình.

- Thời đó cơ quan công tố và tư pháp khá độc lập với hành pháp và cảnh sát. Bây giờ coi như vẫn all in one.

- Quan trọng nhất là thực dân Pháp công nhận quyền tư hữu đất đai. Chế độ XHCN ưu việt lại không công nhận.

Vụ này tuy trước đó có sự cấu kết của AEQL cấp thấp  hòng cướp đất của cần lao, nhưng may mắn cho cần lao là luật pháp Nam Kỳ lúc đó cơ bản copy từ chính quốc, là xứ văn minh, nên kết cục vẫn có hậu, cần lao thắng kiện, chính quyền thua. Chiến sỹ công an Tây đã hi sinh vô ích.

Xin lưu ý thêm là không chỉ vụ Nọc Nạng này, dân ở HN, SG vẫn kiện chính quyền về đất đai hay nhiều vấn đề khác và thắng kiện rất nhiều. Đó là điều hoàn toàn bình thường ở chế độ thực dân Pháp, với pháp luật Pháp ở Đông Dương. Mình đã ví dụ vài vụ ở các stt khác.

Trích dưới đây là đoạn biện hộ của LS:

Biện hộ của luật sư

Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng Phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo. Ông ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý, nói: Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur).

Ông cũng ca ngợi lập luận của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Ông nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc - Tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn. Ông xin tòa tha thứ cho các bị can, nói: Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.

Án tuyên

Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm.

Nhận xét