NHÂN DÂN NGU LÂU, VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Gần đây có xu hướng bảo vệ chế độ trên mặt trận tư tưởng bằng cách chửi dân. Đại khái là vì BNVV (bần nông vàng vẩu) chúng mày ngu lâu nên chính quyền mới thế (đấy là khi không thể chứng minh được là chính quyền không ngu). Rau nào sâu nấy, chúng mày phải chấp nhận thôi. Bao giờ chúng mày khôn ra thì chính quyền mới tử tế hơn được. Chúng mày đừng có so TT Mỹ với lãnh đạo VN, bởi vì dân Mỹ giỏi, còn chúng mày ngu...Tóm lại là tất cả là “do dân, vì dân”. Đáng ngại là cách ngụy biện này được rất nhiều người ủng hộ, thể hiện qua số lượt like, share. Muốn có chính quyền tử tế thì phải...thay dân. Vậy ngụy biện ở chỗ nào? Ở đây mình chỉ bàn đến vấn đề vĩ mô, các cá nhân cụ thể chỉ để ví dụ, số đông mới quyết định dân trí của 1 quốc gia. Mình cho là dân trí thấp hay cao phụ thuộc cả vào mỗi cá nhân, dân tộc tính, nhưng thể chế lại quyết định. Ví dụ, Bắc và Nam Triều Tiên là cùng 1 dân tộc, nền tảng lịch sử không khác nhau đáng kể. Nhưng hiện tại dân trí BTT chắc chắn thấp hơn NTT rất nhiều. Hoặc, cùng là người Hoa hay gốc Hoa, nhưng dân trí ở Hongkong, Macao, Đài Loan, Singapore chắc chắn cao hơn ở TQ lục địa nhiều. Là do thể chế chính trị quyết định. Định nghĩa khái niệm dân trí và đánh giá dân trí VN cao hay thấp, mọi người tham khảo thêm ở đây http://tuoitre.vn/tin/nghi/20080201... http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/24... Vậy thể chế chính trị ảnh hưởng đến dân trí như thế nào? Kinh tế ảnh hưởng đến dân trí Nghèo thì khó mà học giỏi được, cá biệt cũng có trường hợp nghèo mà học giỏi, nhưng đó chỉ là học giỏi khoa học cơ bản, không cần các dụng cụ học tập, nghiên cứu nhiều và phải có sự nỗ lực rất cao, chẳng hạn như dân Thanh Nghệ Tĩnh học giỏi. Đương nhiên chế độ chính trị có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Vẫn ví dụ về các vùng, lãnh thổ kể trên, chế độ khác thì kinh tế cũng khác. Đến thời điểm này, ai cũng biết chế độ cộng sản nguyên thủy đi ngược lại các quy luật kinh tế thị trường, dẫn đến kinh tế chậm tiến. Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến dân trí Chế độ CS nguyên thủy; tạm hiểu như VN, TQ trước đổi mới, gần giống Cuba và BTT hiện nay; quản lý mọi mặt xã hội, trong đó quan trọng nhất là quản lý về tư tưởng. Mọi người dân đều phải có 1 tư tưởng đồng nhất, do đảng CS ấn định, là triết học Mác Lê nin và tư tưởng HCM. Nhà nước đồng nhất tư tưởng thông qua giáo dục, thể hiện qua cách dạy và học, qua nội dung sách giáo khoa. HS được giáo dục từ nhỏ là phải học theo thầy, thầy thì phải theo sách GK, sách GK các môn xã hội thì do ban Tuyên giáo TƯ kiểm soát nội dung. VN sau vào chục năm theo chế độ CS nguyên thủy như vậy nên mỗi cá nhân bị tiêu diệt sự sáng tạo, mọi sự phản kháng, đi sai đường lối đều bị triệt tiêu. Nền giáo dục đồng nhất như vậy chỉ đào tạo ra được những con robot có cùng cách suy nghĩ. Robot có được việc hay không là do người lập trình phần mềm, nhưng phần mềm cũng dở, do chính người lập trình cũng là những con robot, 1 dạng trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, chế độ CS không đào tạo được các trí thức đúng nghĩa, với khả năng tư duy sáng tạo cao, mà chỉ ra được những robot bậc cao hay thấp. Khi không có sáng tạo thì chỉ có thể làm culi, không thể làm trí thức được. Phải công nhận 1 điều, chế độ CS tạo ra được những công nhân có kỷ luật rất cao, cấm hỏi, cấm cãi. Cứ nhìn những buổi duyệt binh, đồng diễn ở BTT, TQ, LX là thấy, vạn người như một, không có 1 chút sai sót. TQ đã tận dụng thế mạnh này sau đổi mới, là làm giàu nhờ sức lao động cần cù, kỷ luật, nhẫn nhục của công nhân. Nền kinh tế TQ hiện nay phát triển chủ yếu nhờ vào việc bán sức lao động bậc thấp, gia công cho các nước tư bản. TQ chưa thể có nền kinh tế tri thức, có tính sáng tạo cao, bởi TQ có quá ít trí thức đúng nghĩa. VN cũng sẽ tương tự. Thể chế không tạo nên được trí thức đúng nghĩa, triệt tiêu tính sáng tạo, thì khác gì ngu dân. Vì xã hội chỉ phát triển dựa trên sự sáng tạo chứ không chỉ dựa trên kỷ luật. Khi bị kìm hãm về tư tưởng thì các môn khoa học xã hội bị ảnh hưởng lớn nhất, các môn khoa học cơ bản ảnh hưởng ít nhất, khoa học ứng dụng cũng bị ảnh hưởng nhiều. Thực tế cho thấy, các nước CS vẫn có khoa học cơ bản phát triển cao, VN vẫn tạo ra được những Ngô Bảo Châu, Lê Bá Khánh Trình với 2 giải toán quốc tế, nhưng không bao giờ có được những kinh tế gia xuất sắc. Chính vì lẽ đó nên môn lịch sử đã bị HS chán ghét, do bị định hướng nhiều nhất. Môn LS không thể thay đổi nếu không thay đổi cơ chế kiểm soát tư tưởng, đó là cái gốc của vấn đề. Khi còn chưa thể thay đổi việc kiểm soát tư tưởng thì chẳng thà không học môn LS, bởi nếu học mà sai thì sau này tẩy não còn mất công hơn là chưa học. Hiện nay, TQ và VN đã đổi mới, theo KTTT nhưng vẫn định hướng XHCN, tư tưởng của người dân vẫn bị kiểm soát thông qua giáo dục, không khác gì thời CS hoang dã lắm. Nên nếu người dân muốn thoát bị kiểm soát tư tưởng thì chỉ còn con đường duy nhất là cho con cái đi du học hoặc học các trường quốc tế, với bộ sách GK khác, không bị định hướng. Con đường này đang được các gia đình có điều kiện đi theo nhưng họ chỉ là thiểu số. Vậy muốn dân trí phát triển cao thì phải bỏ kiểm soát tư tưởng, nhưng bỏ kiểm soát tư tưởng thì không còn là chế độ CS nữa. Chế độ CS mà theo KTTT thì đã mất đi 50% ý nghĩa ban đầu rồi. Hồi chế độ CS mới hình thành thì họ đề cao tính giai cấp, coi trọng giai cấp công nông, coi rẻ tầng lớp trí thức. Mao Trạch Đông có câu “Trí thức không bằng cục phân”. Vì thế mà chế độ CS gần như thủ tiêu trí thức, đặc biệt là CS cực đoan như Khmer đỏ, ép các GS đi làm ruộng để cải tạo tư tưởng. TQ cũng có phong trào hạ phóng, cách mạng văn hóa bắt trí thức đi làm nông dân. VN cũng gần như thế nhưng không cực đoan bằng. Qua vài chục năm như vậy thì trí thức ở các nước CS gần như bị thủ tiêu, phải mất vài chục năm sau thì mới hồi phục lại được như trước, chứ chưa nói là phát triển thêm. Truyền thống lịch sử ảnh hưởng đến dân trí VN, TQ, Nhật Bản, Hàn quốc đều bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Chế độ CS hoang dã xóa bỏ Nho giáo nhưng gần đây, sau khi đổi mới thì TQ, có thể cả VN, lại có xu hướng khôi phục lại truyền thống Nho giáo. Bởi vì Nho giáo đề cao lòng trung thành, trung quân, ái quốc, cũng triệt tiêu phản biện (đồng thời triệt tiêu sáng tạo), triệt tiêu đấu tranh, rất có lợi cho giai cấp thống trị. Về giáo dục, Nho giáo trọng khoa cử, bằng cấp, tôn sư trọng đạo, nhưng mặt trái là trọng hư danh, chuộng bằng cấp phù phiếm, phi thực tế, học để làm quan cai trị chứ không phải thực học. Cả 4 nước kể trên đều bị ảnh hưởng bởi cách học này. Vì thế nên việc học thêm, luyện thi, thích bằng cấp cao từ đó mà ra. Tuy nhiên, 2 nước CS lại cộng thêm sự kìm hãm về tư tưởng, nên tính giáo điều lại tăng thêm gấp bội, càng khiến cho người dân chỉ có bằng cấp cao nhưng dân trí lại vẫn thấp. Ở Vn dễ dàng tìm thấy những vị GS TS nhưng tư tưởng vẫn rập khuôn theo đường lối được đào tạo, chỉ là những con robot cao cấp mà thôi. Định nghĩ về hệ tư tưởng của Wikipedia: Ý thức hệ hay hệ tư tưởnghệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con người. Một ý thức hệ có thể hiểu như một tầm nhìn bao quát, như cách thức để xem xét sự vật, thường gặp trong một vài trường phái triết học xã hội. Khái niệm tư tưởng
- Khái niệm tư tưởng
+ Hiểu theo nghĩa phổ thông, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh (thông thường người ta cũng quan niệm tư tưởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ).
+ Khái niệm “tư tưởng” trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không phải dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng thế giới quan và phương pháp luận (nền tảng triết học) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Như vậy có thể thấy, tư tưởng bị kìm hãm chỉ theo 1 hướng thì sẽ triệt tiêu sự sáng tạo, mà tư tưởng là nền tảng của tri thức. Dân mà thiếu tri thức thì đương nhiên phải ngu rồi.

Nhận xét