Giấy phép con góp phần tiêu diệt doanh nghiệp tư vấn XD nhỏ


Viết nhân ngày KTVN. Thủ tướng NXP vẫn ra rả câu "CP kiến tạo, QG khởi nghiệp"...Nhưng mình thấy trong ngành XD chả thấy CP kiến tạo hay hỗ trợ khởi nghiệp gì hết. Hay ngành XD là con hoang, cứ phải CNTT, công nghệ, kinh doanh mới được ưu tiên để khởi nghiệp, được CP kiến tạo?
Nghị định 59, Thông tư 17 bây giờ đòi doanh nghiệp tư vấn XD phải có chứng chỉ năng lực hoạt động, đại khái giống những gì nêu trong đăng ký kinh doanh, được phép thiết kế này nọ lọ chai...Ngay cả các ngành nghề trong ĐKKD đã bị nhiều người chứng minh là nhảm nhí, vì hầu như là hình thức, mượn đâu đó mấy cái chứng chỉ hành nghề của các cá nhân các ngành đó, là xong. Nhưng dù sao cũng đỡ, vì mất có mấy triệu để "tư vấn luật", bản chất là cò chạy thủ tục ĐKKD. Tại sao lại cấm công ty Công nghệ thực phẩm (FPT) đi kinh doanh sản phẩm công nghệ hay viết phần mềm? Họ cứ có nhân sự và vốn là phải để họ làm, miễn là có đầu ra và kiểm soát chất lượng đầu ra.
Bây giờ đăng ký chứng chỉ năng lực hoạt động cho DN khó khăn hơn nhiều, nghe nói giá chợ đen là khoảng 50 triệu tiền "tư vấn luật". Mà trò đăng ký này cũng hoàn toàn hình thức, chả nói lên điều gì cả. Mình biết nhiều công ty nhà nước thì năng lực, kinh nghiệm show lên cực hoành tráng, nhưng chỉ là con hổ giấy, có người làm đâu, toàn anh em đánh trống ghi tên, tự đóng bảo hiểm xã hội, rồi đá ngoài. Các công ty này bây giờ hơi bị oách, chỉ việc ngồi chơi rồi bán dấu kiếm tiền. Giấy phép con đã chạy từ Bộ KHĐT sang Bộ XD, chung quy cũng là vì lợi ích nhóm.
Thực ra, bản chất của năng lực tổ chức tư vấn chính là con người, con người thể hiện tất cả, mà phải chính là những con người tham gia dự án thực sự, chứ không phải con người ký tên bản vẽ thay hay những người ghi tên trên hồ sơ năng lực (phần lớn là chém gió). Vì thế, lẽ ra chỉ cần kiểm soát năng lực của mỗi cá nhân, thông qua chứng chỉ hành nghề, qua thi tuyển, qua kinh nghiệm cá nhân (kinh nghiệm công ty không có ý nghĩa) và kiếm soát chất lượng sản phẩm tư vấn thật chặt thông qua thẩm định hồ sơ thiết kế, là đủ.
Nếu tôi (cá nhân) hay tổ chức tư vấn không/chưa có chứng chỉ, nhưng tôi thiết kế được sản phẩm đáp ứng được được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, pháp luật hiện hành, thì tại sao lại cấm tôi thiết kế? Những người hành nghề thiết kế kiến trúc, không có bằng KTS nhưng nổi tiếng thế giới như Tadao Ando mà sang VN thiết kế thì cũng phải đi mua dấu hoặc thuê người ký hộ bản vẽ!
Trước đây, khi chưa có yêu cầu này thì các công ty nhỏ, thậm chí cá nhân, có thể liên danh với nhau để ký HĐ tư vấn các dự án lớn. Bây giờ luật mới siết những thứ này thì anh em tư vấn nhỏ sẽ phải đi mua dấu, thậm chí mượn danh người có đủ chứng chỉ. Ở nước ngoài, 1 dự án lớn có khoảng 5-6 nhà thầu tư vấn là chuyện rất bình thường, văn phòng KTS cũng chỉ cần 10 KTS là đủ. Chủ đầu tư chỉ quan tâm đến mỗi cá nhân hoặc người đứng đầu mỗi nhóm/nhà thầu. Thực tế là nhiều CĐT nhà nước bây giờ cũng chỉ quan tâm đến năng lực cá nhân của những người tham gia dự án, nhưng vì luật lệ yêu cầu nên họ vẫn bắt nhà thầu phải "chạy" cho đủ các thứ hình thức kể trên.
Việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động này và cả việc niêm yết tên doanh nghiệp trên trang web BXD là việc làm vô ích, hình thức, gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư vấn và cả CĐT, không hề góp phần làm tăng chất lượng tư vấn.

Nhận xét