HỌC VẤN CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA ÔNG VỚI CHÁNH MẬT THÁM LOUIS MARTY


Ông Giáp lúc theo học trường Quốc học Huế thì có tham gia đảng Tân Việt và tham gia hoạt động chống Pháp nên bị đi tù 3 năm ở lao Thừa Phủ, sau được người Pháp (có sách nói là chánh mật thám Marty) can thiệp nên được tha. Sau đó ông ra HN ở nhà GS Đặng Thai Mai, khi đó là hiệu trưởng trường Thăng Long.

Chánh mật thám Louis Marty có mối quan tâm đặc biệt với VNG và đã nhận đỡ đầu cho ông trong việc học tiếp. Sau này, khi được hỏi thì ông Giáp luôn từ chối bình luận về nhân vật Marty.

Marty là chánh mật thám nên hiểu rất rõ về con người VNG, có lẽ ông ta nghĩ rằng không nên bỏ rơi 1 người thông minh như vậy, là người có thể sẽ phục vụ tốt cho nước Pháp, còn hơn là biến người đó thành đối thủ của mình. Nói theo cách bây giờ là Marty muốn diễn biến VNG. Nhưng ông ta đã mắc sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của mình vì đã góp phần khai tử nền cai trị của Pháp ở Đông Dương.

Trong cuộc gặp năm 1933, Marty khuyến khích VNG nên tự học để thi lấy bằng tú tài toàn phần thứ nhất. Ông ta hứa với VNG là nếu thi đỗ thì ông sẽ giúp để VNG có thể được vào học trường Albert Sarraut, là trường trung học tốt nhất Đông Dương lúc bấy giờ, chủ yếu dành cho con em người Pháp hoặc con nhà quyền thế. Thi vào trường này rất khó, đa số là trượt, vì người Pháp hạn chế số lượng HS, nhất là HS người Việt. Tại Huế năm 1943, có 61 người đỗ trên 3000 thí sinh. Trở ngại khác là chính quyền Pháp không bao giờ cho những kẻ gây rối có cơ hội thứ 2. Nhờ có Marty đỡ đầu mà VNG đã được vào học. Một bạn học của VNG kể lại là năm đó chỉ có 2 người VN được vào học ở Albert Sarraut trong số 1000 người dự thi.

Năm 1934, VNG tiếp tục thi đỗ tú tài phần 2 và dễ dàng xin làm giáo viên dạy Sử và Pháp văn tại trường Thăng Long. Ông còn tiếp tục theo học ngành Luật tại trường ĐH Hà Nội, vì muốn hiểu thêm và kinh tế và chính trị và đã đậu bằng cử nhân Luật vào năm 1937, mặc dù điểm Luật hơi kém nhưng bù lại môn Kinh tế chính trị lại xuất sắc. Năm 1938, VNG tiếp tục theo học ngành luật để lấy bằng TS. Ông đã có cơ hội du học Pháp nhưng đã từ bỏ vì "Không thể bỏ rơi bạn bè và hành xử như một người ích kỷ". Các giáo sư của VNG đều cho ông là 1 SV xuất sắc. Ông được GS Pirou, chánh văn phòng của Thủ tướng (hình như chính xác hơn là tổng thống - DQC) Paul Doumer, để mắt tới do học lực. GS muốn ông Giáp được tới Paris và chọn học bất kỳ môn học nào cũng được và có học bổng.

Hơn 50 năm sau, khi được hỏi vì sao ông không trở thành luật sư, VNG trả lời "Tôi không bao giờ muốn trở thành LS". VNG theo học ngành luật đến cấp TS chỉ để có cơ hội nghiên cứu kinh tế chính trị, lịch sử và CNCS. Ông tham gia vào nhiều hoạt động nên đã bỏ học và không có bằng TS luật hay kinh tế chính trị.

Mối quan hệ của VNG với Marty bắt đầu từ khoảng năm 1933-1939, khi khi nổ ra thế chiến 2. Tại Sở lưu trữ Đông Dương, vào năm 1972, người ta tìm thấy 1 tư liệu, dường như là 1 phần của 1 tập tài liệu dày hơn. Trong đó có viết từ 1936-1939, VNG làm trung gian của Đảng CS Đông Dương […] ở HN khi tiếp xúc với Marty. Không rõ chi tiết các cuộc gặp gỡ đó là gì, cần thiết cho ai? Không rõ Marty thu được thông tin gì. Còn VNG thì được thuận lợi trong việc học tập. Một GS người Việt đã gợi ý với VNG là nên lợi dụng mối quan hệ này để tương kế tựu kế, lừa Marty.

Dù sao thì VNG cũng đã được an toàn vào cuối thập kỷ 1930 trong khi các đồng chí của mình bị bắt và đi đầy biệt xứ hoặc lên máy chém.

Như thường lệ, mình có nguồn lề phải nhé. Nên yên tâm tương tác!

Nhận xét